Tải ứng dụng

5 bước tăng cường phát triển trí não cho trẻ của các chuyên gia đến từ Harvard

Sự phát triển sớm của trẻ

5 bước tăng cường phát triển trí não cho trẻ của các chuyên gia đến từ Harvard

Khi con của mẹ bập bẹ, có hành động  hoặc khóc và bố mẹ đáp lại bằng ánh mắt, lời nói hoặc một cái ôm, các kết nối thần kinh mới được tạo ra.

Điều này củng cố não bộ và hỗ trợ phát triển các kỹ năng giao tiếp và xã hội.

Có đi có lại: Giống như một trận đấu quần vợt, việc đối đáp với nhau rất vui vẻ và cũng là chìa khóa để xây dựng nền tảng năng lực não bộ trong những năm đầu đời, giúp mang lại lợi ích cho con của mẹ suốt đời. Trường Phát triển Trẻ em Harvard gọi sự tương tác này là trao tín hiệu và phản hồi. 

Bởi vì các mối quan hệ có tương tác là cần thiết, sự vắng mặt của chúng là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự phát triển và hạnh phúc của trẻ. Cấu trúc bộ não khỏe mạnh phụ thuộc vào một nền tảng tốt được xây dựng bằng các thông tin đầu vào thích hợp từ các giác quan của trẻ bằng mối quan hệ ổn định, tương tác với những người chăm sóc.

Nếu phản ứng của người lớn đối với trẻ em không đáng tin cậy, không phù hợp hoặc hoàn toàn không có giao tiếp thì cấu trúc phát triển não bộ của trẻ có thể bị rối loạn, và sau đó sức khỏe thể chất, tinh thần cũng như cảm xúc có thể bị suy giảm. Việc liên tục không có các tương tác trao tín hiệu và phản hồi gây hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ theo hai cách: não bộ không những không nhận được các kích thích tích cực cần thiết để hoạt động, mà còn kích hoạt phản ứng căng thẳng của cơ thể khiến não bộ tiết ra các hormone căng thẳng có hại cho hệ thần kinh đang phát triển.

Harvard khuyến nghị 5 bước sau để định hình sự phát triển thần kinh của trẻ:

  1. Chú ý đến các tín hiệu: Chú ý đến những gì con của mẹ đang tập trung và quan tâm, nhìn hoặc chỉ vào thứ gì đó, tạo âm thanh hoặc nét mặt hoặc cử động tay. Đó chính là tín hiệu của con. Hãy luôn để ý bất kỳ khi nào bố mẹ có thể. Nó giúp bố mẹ hiểu sâu thêm về khả năng và sở thích của con của mẹ cũng như con người bé muốn trở thành trong tương lai.
  2. Đáp lại tín hiệu bằng sự khuyến khích: Bố mẹ có thể khuyến khích bằng một cái chạm nhẹ, lời nói nhẹ nhàng, sự giúp đỡ hoặc những phản hồi đơn giản. Bố mẹ có thể tạo ra tiếng động, mỉm cười hoặc nói “Mẹ/bố hiểu rồi” để cho con của mẹ hiểu rằng bố mẹ cũng thấy điều tương tự. Phản hồi này sẽ cổ vũ cho sở thích và sự tò mò của bé. Việc không nhận được phản hồi phù hợp có thể gây căng thẳng cho con của mẹ . Nhưng khi bố/mẹ đáp lại, con của mẹ biết rằng những suy nghĩ và cảm xúc đó đã được bố mẹ lắng nghe và thấu hiểu. 
  3. Đặt tên cho nó: Khi bố/mẹ đáp trả lại tín hiệu của trẻ bằng cách đặt tên cho những gì con của mẹ đang nhìn, đang làm hoặc đang cảm nhận, bố mẹ sẽ tạo ra các kết nối ngôn ngữ quan trọng trong não của trẻ, ngay cả trước khi trẻ có thể nói hoặc hiểu lời nói của bố và mẹ. Bố mẹ có thể đặt tên cho bất cứ thứ gì từ một người, một con vật, một hoạt động, một cảm giác hoặc một sự kết hợp. Nếu trẻ chỉ vào chân, bố mẹ cũng có thể chỉ vào chúng và nói “ Đúng rồi, đây là bàn chân của con!” Khi bố mẹ đặt tên cho thứ mà con của mẹ đang tập trung vào, bố mẹ sẽ giúp con hiểu thế giới xung quanh vào đúng thời điểm mà sự quan tâm của bé đạt đỉnh điểm. Không có cách nào giúp bé phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp tốt hơn cách này. 
  4. Chờ phản hồi và tiếp tục tương tác: Bất kỳ khi nào bố hoặc mẹ phản hồi, hãy trao con của mẹ cơ hội để đáp lại. Phản hồi có thể nhanh chóng, từ bé đến bố mẹ hoặc ngược lại, hoặc chậm vì trẻ cần thời gian để hình thành phản ứng của mình, đặc biệt là khi chúng học quá nhiều thứ cùng một lúc. Chờ đợi đáp lại từ con của mẹ cũng giúp duy trì tương tác của con. Việc tương tác tuần tự qua lại giúp trẻ không chỉ học mà còn xây dựng khả năng tự kiểm soát và học cách hòa đồng với những người khác. Khi bố mẹ chờ đợi, bố mẹ đang cho trẻ thời gian để phát triển ý tưởng cá nhân, xây dựng sự tự tin và hiểu rõ vấn đề hơn.
  5. Thực hành bắt đầu và kết thúc hành động: Trẻ thể hiện khi đã hoàn thành hoặc sẵn sàng để tiếp tục các hoạt động khác. Trẻ có thể để lại một món đồ, lấy một món đồ mới hoặc quay sang nhìn thứ khác. Ngoài ra, trẻ có thể bỏ đi, bắt đầu quấy khóc hoặc nói “Xong rồi!”. Khi bố hoặc mẹ chia sẻ sự tập trung của con của mẹ , bố mẹ sẽ nhận thấy khi nào con sẵn sàng kết thúc hoạt động và bắt đầu hoạt động khác. Sau đó, bố mẹ nên ủng hộ quyết định đó. 

Nếu bố mẹ có cơ hội, hãy khuyến khích con của mẹ dẫn đầu và hỗ trợ con khám phá môi trường xung quanh, đồng thời tạo ra nhiều tương tác qua lại với con hơn nữa.

Đã chứng nhận:

Bao Tri Tran (1 June 2023)

Nguồn:

Tải ứng dụngỨng dụng theo dõi thai kỳ hàng ngày & Nuôi dạy con

Ứng dụng theo dõi thai kỳ hàng ngày & Nuôi dạy con

Xếp hạng 4.9 sao từ hơn 10.000 bài đánh giá

Xếp hạng 4.9 sao từ hơn 10.000 bài đánh giá