Tải ứng dụng

6 lý do tại sao huyết áp cao trong thai kỳ là một vấn đề đáng lưu ý

Những điều cần biết

6 lý do tại sao huyết áp cao trong thai kỳ là một vấn đề đáng lưu ý

Theo dõi huyết áp của mẹ là một phần quan trọng của quy trình chăm sóc trước sinh. 

Nếu mẹ bị huyết áp cao, mẹ nên điều trị để kiểm soát tốt huyết áp của mình nhằm tránh phát sinh các biến chứng.

Cách đo huyết áp
Đo huyết áp rất dễ. Có nhiều máy đo huyết áp (BP) tự động mà mẹ có thể đeo trên cổ tay hoặc cánh tay để kiểm tra huyết áp hàng ngày. 

Huyết áp được xem như bình thường khi huyết áp tâm thu dưới 120 mmHg (milimet thủy ngân) và huyết áp tâm trương dưới 80 mmHg. Có ba mức độ tăng huyết áp mạn tính: 

Nếu mẹ không bị huyết áp cao trước khi mang thai, bác sĩ sẽ vẫn kiểm tra huyết áp của mẹ trong mỗi lần khám thai. Nếu chỉ số huyết áp của mẹ cho thấy 140/90 mmHg hoặc cao hơn trong ít nhất hai lần đo khác nhau (cách nhau ít nhất 4 giờ) sau tuần thứ 20 của thai kỳ thì đó được gọi là tăng huyết áp thai kỳ. Nếu ngoài huyết áp cao còn có bằng chứng khác về tổn thương cơ quan nội tạng như đạm trong nước tiểu (thận) thì được gọi là tiền sản giật. Khi tăng huyết áp được chẩn đoán trước tuần thứ 20 của thai kỳ hoặc trước khi mang thai, đó là tăng huyết áp mạn tính.

Tại sao tăng huyết áp cao trong thai kỳ là một vấn đề đáng quan tâm?
Huyết áp cao khi mang thai tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho cả mẹ và bé. Đây là một số ví dụ trong số đó:

  1. Giảm lưu lượng máu đến nhau thai: Huyết áp cao có thể làm giảm lượng máu cung cấp cho nhau thai. Nếu điều này xảy ra, thai nhi có thể nhận được ít oxy và chất dinh dưỡng hơn khiến cho thai nhi chậm lớn hoặc hạn chế tăng trưởng trong tử cung và các vấn đề khác. 
  2. Sinh con nhẹ cân: Đây là hậu quả của hiện tượng giảm lượng máu đến nhau thai, từ đó dẫn đến giảm cung cấp oxy và dinh dưỡng. Thai nhi bị hạn chế tăng trưởng trong tử cung và cuối cùng chào đời với cân nặng thấp.
  3. Tổn thương các cơ quan nội tạng khác của mẹ: Khi tăng huyết áp không được kiểm soát tốt, nó có thể làm tổn thương các cơ quan quan trọng của mẹ gồm não, tim, phổi, thận và các cơ quan chính khác. Điều này có thể đe dọa tính mạng trong các trường hợp nghiêm trọng.
  4. Nhau bong non: Tiền sản giật làm tăng nguy cơ bong nhau thai, một tình trạng nhau thai tách ra khỏi thành trong của tử cung trước sinh. Nếu nặng có thể gây chảy máu nhiều đe dọa đến tính mạng của mẹ và thai nhi. 
  5. Sinh non: Trong một số trường hợp, cần chấm dứt thai kỳ sớm để ngăn ngừa các biến chứng có thể đe dọa đến tính mạng.
  6. Nguy cơ bệnh tim mạch trong tương lai: Tiền sản giật làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và mạch máu (tim mạch) trong tương lai ở mẹ. Số lần mẹ bị tiền sản giật hoặc sinh non do huyết áp trong thai kỳ càng nhiều thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch sau này ngày càng cao.

Làm thế nào để giảm nguy cơ của các biến chứng?
Mẹ có thể làm để giảm nguy cơ xuất hiện các biến chứng như sau: 

Chuyển dạ và cho con bú ở mẹ bị cao huyết áp
Nếu mẹ đang dùng thuốc để kiểm soát huyết áp trong thai kỳ, hãy làm theo lời khuyên của bác sĩ về việc có nên tiếp tục dùng thuốc này trong khi chuyển dạ hay không, thông thường vẫn tiếp tục sử dụng. Đối với tăng huyết áp nhẹ đến trung bình, mẹ có thể sinh thường, nhưng trong một số trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị sinh mổ. 

Cho con bú bằng sữa mẹ được khuyến khích cho hầu hết các phụ nữ có huyết áp cao, ngay cả những người phải dùng thuốc. Tuy nhiên, bác sĩ của mẹ có thể điều chỉnh thuốc cho phù hợp với việc cho con bú. 

Tải ứng dụngỨng dụng theo dõi thai kỳ hàng ngày & Nuôi dạy con

Ứng dụng theo dõi thai kỳ hàng ngày & Nuôi dạy con

Xếp hạng 4.9 sao từ hơn 10.000 bài đánh giá

Xếp hạng 4.9 sao từ hơn 10.000 bài đánh giá