Tải ứng dụng

Chăm sóc sức khỏe răng miệng của mẹ trong thai kỳ

Chăm sóc mẹ bầu

Chăm sóc sức khỏe răng miệng của mẹ trong thai kỳ

Sức khỏe răng miệng là một phần quan trọng đối với sức khỏe tổng thể và bệnh răng miệng không được điều trị có thể gây hại cho mẹ cũng như sự phát triển của con của mẹ . Vì vậy điều quan trọng là phải chăm sóc tốt răng và nướu khi mang thai.

Mang thai ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng như thế nào?
Một số thay đổi nhất định xảy ra trong cơ thể khi mang thai như sự thay đổi nội tiết tố, lưu lượng máu tăng lên trong trong cơ thể và nồng độ axit cao hơn trong miệng. Những sự thay đổi này khiến mẹ dễ gặp các vấn đề về răng miệng trong thai kỳ hơn so với trước khi mang thai.

Những vấn đề này bao gồm:

Viêm nướu: Nồng độ hormone progesterone cao có thể khiến mẹ bị viêm nướu trong thai kỳ. Viêm nướu làm cho nướu bị sưng đỏ hoặc đau. Nướu có thể bị chảy máu khi đánh răng. Nếu không được điều trị, viêm nướu có thể trở thành một bệnh nướu răng nghiêm trọng được gọi là viêm nha chu. 

Răng lung lay: Nồng độ hormone progesterone và estrogen tăng cao trong thai kỳ và có thể ảnh hưởng đến các mô và xương giúp giữ răng ở đúng vị trí. Tình trạng này làm cho răng bị lung lay.

Viêm nha chu: Bệnh nướu răng này có thể khá nghiêm trọng, xảy ra khi có sưng và nhiễm trùng ở nướu và xương giữ răng ở đúng vị trí. Tình trạng này có thể làm cho răng bị lung lay. 

U hạt thai nghén: Đây là những khối hình thành trên nướu bị sưng, thường ở giữa các răng. Chúng không phải là ung thư. Các khối này có thể gây chảy máu và chúng thường hình thành do có quá nhiều vôi răng (mảng bám vi khuẩn hình thành trên răng). Các u hạt thai kỳ thường tự khỏi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp mẹ phải cắt bỏ chúng sau sinh. 

Sâu răng: Điều này xảy ra khi axit trong miệng ăn mòn lớp men cứng bao phủ ngoài cùng của răng. Mẹ có nguy cơ bị sâu răng cao hơn trong thai kỳ vì mẹ có nhiều axit trong miệng hơn bình thường. Mẹ thậm chí có thể có nhiều axit trong miệng hơn nếu mẹ bị ốm nghén và thường xuyên nôn. 

Rụng răng: Một số răng của mẹ có thể bị lung lay hoặc cần được nha sĩ nhổ răng nếu mẹ sâu răng hoặc viêm nướu nghiêm trọng. 

Những dấu hiệu và triệu chứng của vấn đề răng miệng trong thai kỳ là gì?
Sau đây là một số dấu hiệu và triệu chứng:

Gặp nha sĩ nếu mẹ có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào nêu trên.

Làm thế nào để ngăn ngừa các vấn đề về răng miệng?
Đánh răng thường xuyên: Đánh răng thường xuyên và dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng quanh nướu có thể loại bỏ vôi răng, ngăn ngừa viêm nha chu và sâu răng. Đảm bảo rằng mẹ đánh răng bằng kem đánh răng có chứa fluoride hai lần mỗi ngày bằng bàn chải đánh răng có lông mềm. Dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần để làm sạch các kẽ răng.

Súc miệng: Súc miệng bằng nước sau mỗi lần nôn do ốm nghén để rửa sạch axit trong miệng.

Khám răng: Các mẹ nên đến khám nha sĩ 6 tháng một lần ngay cả khi đang mang thai. Hãy thông báo với nha sĩ rằng mẹ đang mang thai.

Ăn thực phẩm lành mạnh: Ăn uống lành mạnh cung cấp cho mẹ và thai nhi đang phát triển các chất dinh dưỡng quan trọng. Răng của con của mẹ bắt đầu phát triển từ tháng thứ 3 và tháng thứ 6 của thai kỳ. Các chất dinh dưỡng như canxi, đạm và vitamin A, C, và D giúp răng bé phát triển khỏe mạnh.

Hạn chế đồ ngọt: Ăn hoặc uống quá nhiều đồ ngọt có thể dẫn đến sâu răng. Thay vì đồ ngọt, hãy chọn các loại thức uống và thực phẩm lành mạnh như trái cây, rau củ và các sản phẩm làm từ sữa. 

Khi khám nha sĩ trong thai kỳ, đảm bảo rằng mẹ có mang theo giấy chứng nhận sức khỏe của bác sĩ sản khoa. Một số nha sĩ yêu cầu kiểm tra giấy chứng nhận sức khỏe trước khi làm sạch răng cho mẹ.

Tải ứng dụngỨng dụng theo dõi thai kỳ hàng ngày & Nuôi dạy con

Ứng dụng theo dõi thai kỳ hàng ngày & Nuôi dạy con

Xếp hạng 4.9 sao từ hơn 10.000 bài đánh giá

Xếp hạng 4.9 sao từ hơn 10.000 bài đánh giá