Chì: Mối hiểm họa thầm lặng trên tường nhà
con của mẹ
Chì là một kim loại độc hại. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đặc biệt có nguy cơ nhiễm độc chì cao. Ngay cả khi tiếp xúc với chì ở mức độ thấp cũng có thể ảnh hưởng đến chỉ số IQ, khả năng tập trung và thành tích học tập sau này trong cuộc sống.
Ở một số quốc gia, chì vẫn được cho phép sử dụng trong sơn tường. Nhưng ở những quốc gia khác, mặc dù đã có luật cấm sử dụng nhưng chì từng được cho phép và bởi vậy nó vẫn còn ở trên những bức tường cũ.
Nhiễm độc chì là gì?
Nhiễm độc chì xảy ra khi mẹ hấp thụ quá nhiều chì do hít thở hoặc nuốt phải một chất có chứa chì như sơn, bụi, nước hoặc thực phẩm. Vì không thể khắc phục được ảnh hưởng của nhiễm độc chì nên việc bảo vệ con của mẹ không tiếp xúc với chì ngay từ đầu là rất quan trọng.
Tại sao chì có hại?
Chì có thể làm hại hầu hết tất cả các hệ thống cơ quan. Đối với trẻ em, quá nhiều chì trong cơ thể có thể gây ra các vấn đề lâu dài về sự tăng trưởng và phát triển. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến hành vi, thính giác và học tập và có thể làm chậm sự tăng trưởng của trẻ.
Nguyên nhân gây ngộ độc chì là gì?
Ở một số ít các quốc gia trên thế giới vẫn cho phép sử dụng chì trong sơn tường. Nguồn tiếp xúc với chì phổ biến nhất đối với trẻ em là sơn có chứa chì, bụi và đất bị ô nhiễm bởi chì. Các nguồn khác bao gồm không khí, nước và đất bị ô nhiễm.
Sơn tường có chứa chì làm giảm chỉ số thông minh IQ
Có nghiên cứu cho rằng mức IQ thấp của trẻ em ở một số tỉnh của Thái Lan có thể do sơn tường chứa chì được sử dụng trong nhiều gia đình và trường học.
Những ai có nguy cơ nhiễm độc chì cao nhất?
Trẻ em dưới 6 tuổi có nguy cơ nhiễm độc chì cao. Cơ thể trẻ hấp thụ chì nhanh hơn và não của trẻ cũng đang trong giai đoạn phát triển nhanh. Trẻ nhỏ cũng có thể nhai hay ăn những mảnh sơn tróc ra khỏi tường và đồ gỗ cũng như những đồ vật khác nhiễm bụi chì.
Các triệu chứng ngộ độc chì là gì?
Ngộ độc chì có thể khó phát hiện và dễ bỏ sót vì các bệnh khác cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự. Ở trẻ em, các triệu chứng có thể bao gồm:
- Trí thông minh giảm nhẹ
- Kích thước nhỏ hơn so với các bạn cùng tuổi
- Các vấn đề về hành vi như hành động tức giận, cáu kỉnh hoặc hiếu động
- Thiếu năng lượng mà không cảm thấy đói
Nhiễm độc chì được chẩn đoán như thế nào?
Nếu nghi ngờ nhiễm độc chì, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu. Tuy nhiên, hầu hết trẻ em bị ngộ độc chì không có triệu chứng gì cho đến khi nồng độ chì trong máu cao.
Có phải tất cả các loại sơn không chì đều an toàn?
Theo nghiên cứu của Đại học Waterloo, nhiều nhãn hiệu sơn được bán trên thị trường là “không chứa thủy ngân và chì” vẫn chứa chì.
Các cách hạn chế tiếp xúc với chì
- Sơn lại phòng trẻ em và phòng ngủ bằng sơn tự nhiên mà nhà sản xuất xác nhận là 100% không chứa chì. Lưu ý rằng phụ nữ mang thai nên tránh tự tẩy sơn cũ vì nguy cơ nhiễm chì
- Nếu bố mẹ nghi ngờ có thể có sơn chì trên tường nhưng không thể sơn lại được ngay, hãy dùng khăn ướt lau kỹ tường
- Đảm bảo rằng con không tiếp xúc với lớp sơn bong tróc hoặc bề mặt sơn tường chứa chì dễ nhai
- Luôn giữ nhà sạch sẽ và thường xuyên rửa tay và đồ chơi của con, lau các bề mặt bám bụi bằng khăn ướt
- Bổ sung đủ chất sắt và canxi trong chế độ ăn của mẹ, chế độ dinh dưỡng có thể giúp cơ thể hấp thụ ít chì hơn
Đã chứng nhận:
Bao Tri Tran (1 June 2023)