Tải ứng dụng

Nguy cơ và biến chứng

Trong tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ, các biến chứng có thể xảy ra đối với các mẹ bầu. Trong sáu tuần đầu tiên, nguy cơ sảy thai đặc biệt cao như thể hiện trên biểu đồ.

Nguy cơ và biến chứng

Các biến chứng có thể xảy ra ngày cả với những mẹ bầu trước đây hoàn toàn khỏe mạnh. Các biến chứng này thậm  chí có thể đã xảy ra mà mẹ hoàn toàn không biết gì. Nhiều phụ nữ không hề nhận ra mình có thai cho đến khi bị sảy thai. 

Nguy cơ sảy thai
Hầu hết các trường hợp sảy thai xảy ra trong tam cá nguyệt đầu tiên, đặc biệt là 6 tuần đầu, nguy cơ trong giai đoạn này rất cao. Mẹ mang thai càng lâu thì em bé càng khỏe mạnh và nguy cơ càng thấp. Khi mẹ bước vào tam cá nguyệt thứ hai, nguy cơ sảy thai giảm xuống chỉ còn 1/100.

Nguy cơ sảy thai trong tam cá nguyệt thứ nhất giảm dần theo tuần như sau:

Nguyên nhân gây sảy thai
Hầu hết các trường hợp sảy thai xảy ra do các yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của bố mẹ, nguyên nhân phổ biến nhất là do bất thường nhiễm sắc thể. Khi tinh trùng và trứng gặp nhau, cấu trúc di truyền của hai tế bào kết hợp với nhau để tạo thành bộ gen của phôi. Khi có bất thường xảy ra trong giai đoạn này, quá trình mang thai có thể kết thúc. Các nguyên nhân khác gây sảy thai bao gồm các vấn đề về nội tiết tố, nhiễm trùng như Listeria và hội chứng Asherman.

Những ai có nguy cơ sảy thai?
Sảy thai có thể xảy ra ngay cả với những mẹ bầu rất khỏe mạnh. Nhưng một số người có nguy cơ cao hơn, những người khác như phụ nữ trên 40 tuổi và phụ nữ hút thuốc, uống rượu, sử dụng ma túy hoặc dùng thuốc mạnh. Ngoài ra, phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường không được điều trị và những phụ nữ không có đủ chất dinh dưỡng được coi là có nguy cơ cao hơn.

Các triệu chứng của sảy thai là gì?
Phụ nữ bị sảy thai có thể thấy đốm máu dính trên quần lót, xuất huyết âm đạo mức độ nhẹ, buồn nôn, nôn, sốt, ra dịch nhầy có màu trắng hồng, đau bụng hoặc đau lưng, đặc biệt là ở vùng lưng dưới.

Làm thế nào để ngăn ngừa sảy thai
Hầu hết các trường hợp sảy thai là do các yếu tố không thể kiểm soát. Tuy nhiên, nguy cơ có thể được giảm bớt bằng việc duy trì lối sống lành mạnh, tránh tiếp xúc với các hóa chất có thể gây hại cho con và không sử dụng thuốc lá, rượu hoặc ma túy. Việc sử dụng thuốc phải dưới sự giám sát của bác sĩ và thông báo cho bác sĩ nếu mẹ đang mang thai.

Thai chết lưu: Mất con sau 20 tuần
Mất con ở sau tuần thứ 20 của thai kỳ được gọi là thai chết lưu và có thể khiến người mẹ bước vào chuyển dạ thực sự. Trên toàn thế giới, biến chứng này xảy ra với xác suất khoảng 1 trong 100 ca mang thai, thường là trong quá trình sinh nở, ở những nơi thiếu chăm sóc y tế đầy đủ. 

Nguyên nhân và nguy cơ thai chết lưu
Có một số nguyên nhân dẫn đến thai chết lưu, bao gồm sinh non khi em bé chưa phát triển đầy đủ để sống sót và do tình trạng sức khỏe của người mẹ. Mặc dù vậy, hầu hết thai chết lưu xảy ra mà không rõ nguyên nhân. Vì vậy, việc khám thai đều đặn trước sinh, theo dõi huyết áp, đái tháo đường và thực hành đếm cử động thai thường xuyên có thể làm giảm rủi ro.

Mẹ nên đi khám bác sĩ ngay nếu mẹ gặp bất kỳ các triệu chứng chuyển dạ sớm nào sau đây: đau dữ dội và đau quặn ở bụng hoặc lưng, xuất huyết âm đạo và em bé cử động ít hoặc không hề cử động.

Tải ứng dụngỨng dụng theo dõi thai kỳ hàng ngày & Nuôi dạy con

Ứng dụng theo dõi thai kỳ hàng ngày & Nuôi dạy con

Xếp hạng 4.9 sao từ hơn 10.000 bài đánh giá

Xếp hạng 4.9 sao từ hơn 10.000 bài đánh giá