Tải ứng dụng

12 cột mốc phát triển quan trọng của con của mẹ

12 cột mốc phát triển quan trọng của con của mẹ

Cột mốc phát triển là những kỹ năng thể chất, giao tiếp hoặc nhận thức mà con đạt được theo từng độ tuổi. Một số cột mốc có thể không được chú ý quá nhiều nhưng đó đều là những dấu hiệu quan trọng cho thấy con của mẹ đang lớn lên khỏe mạnh. 

Có phải tất cả các bé đều có tốc độ phát triển giống nhau?
Mỗi bé là cá thể riêng biệt nên có tốc độ phát triển không giống nhau. Ví dụ, trong cùng một gia đình, con đầu lòng có thể biết đi khi được 10 tháng tuổi, nhưng bé thứ hai phải đến 18 tháng mới chập chững bước đi. Điều này hoàn toàn bình thường bởi lẽ bé thứ hai có thể đang phát triển nhiều kỹ năng vận động tinh và ngôn ngữ hơn. Ngoài ra, các bé sinh non thường đạt được các mốc phát triển muộn hơn so với các bé sinh đủ tháng. 

Dưới đây là 12 mốc phát triển quan trọng và độ tuổi mà bé thường đạt được. 

Physical development_12 Important Milestones for children’s development by Mali

Phát triển thể chất (vận động):

Biết ngồi: Hầu hết các bé có thể ngồi vững mà không cần bố mẹ hỗ trợ khi được 5 – 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, một số bé có thể bỏ qua cột mốc quan trọng này để tập bò trước rồi mới tập ngồi ở tháng thứ 7 – 9.

Biết bò: Con thường biết bò khi được 6 – 10 tháng. con của mẹ biết bò sớm hay muộn phụ thuộc vào thời gian nằm sấp của con. Vì vậy, nếu bố mẹ muốn con biết bò sớm, hãy cho con tập nằm sấp ngay từ tuần đầu tiên sau sinh. 

Biết đi: Giống những bé khác, con của mẹ bắt đầu tập đi từ tháng thứ 10 – 18. Con không thể đi được ngay vì quá trình này cần trải qua nhiều giai đoạn: đứng vịn, đi men, đứng vững và cuối cùng là chập chững bước đi. Bố mẹ có thể hỗ trợ con tập đi bằng cách cho con bò trong phòng có nhiều đồ đạc để con bám vào và đứng vịn, đi men. 

Biết dùng thìa xúc ăn: Một trong những kỹ năng vận động tinh thú vị mà con của mẹ học được ở giai đoạn dưới 2 tuổi là dùng thìa xúc ăn. Các bé thường đạt được cột mốc này vào tháng thứ 12 – 18. Lúc này, con có thể thích tự xúc ăn hơn được bố mẹ đút cho. Bố mẹ nên ngừng đút thức ăn cho con để hỗ trợ con của mẹ phát triển kỹ năng này. Communication and language_12 Important Milestones for children’s development by Mali

Phát triển kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ:

Hồi đáp giọng nói của bố mẹ: Mặc dù con của mẹ có thể nhận ra giọng nói của mẹ ngay trong thai kỳ, nhưng con không thể hồi đáp cho tới lúc được 4 – 6 tháng tuổi, khi con có thể kiểm soát cổ và thực hiện động tác xoay đầu. Lúc này, con của mẹ có thể xác định nơi phát ra âm thanh và quay đầu về hướng đó. 

Bi bô: Bé thường bắt đầu bi bô vào 6 – 10 tháng tuổi. Đây là cột mốc quan trọng trong quá trình học nói của con. Con thường cố gắng phát ra âm thanh nhiều lần để thu hút sự chú ý của bố mẹ. Vì vậy, bố mẹ hãy đáp lại con để khuyến khích con của mẹ bi bô nhiều hơn. 

Gọi mama và baba: Khi con của mẹ được 9 – 12 tháng tuổi, con có thể nói những từ đơn giản như mama để gọi mẹ và baba để gọi bố. Lần đầu nghe thấy âm thanh đáng yêu này chính là khoảnh khắc tuyệt vời nhất trong cuộc đời của bố mẹ. 

Mô tả đồ vật bằng tính từ: Kỹ năng ngôn ngữ của con của mẹ cải thiện rất nhanh trong 2 năm đầu đời. Khi được 18 – 24 tháng tuổi, con có thể mô tả đồ vật bằng các tính từ chỉ màu sắc, kích thước hoặc tính chất. Ví dụ con của mẹ có thể nói “con chó màu trắng” hoặc “con mèo to màu đen.”Cognitive development_12 Important Milestones for children’s development by Mali

Phát triển nhận thức:

Biết cười với mọi người: Khi mới chào đời, con không hiểu những sự kiện đang xảy ra xung quanh và có xu hướng cười một cách ngẫu nhiên. Tuy nhiên, sau 3 – 4 tháng, con sẽ nhận thức được môi trường xung quanh ở một mức độ nhất định. Vì vậy, nếu bố mẹ cù lét con của mẹ , con có thể cười tươi đáp lại.

Bắt chước cử chỉ của bố mẹ: Các bé thường đạt được cột mốc này vào lúc 6 – 8 tháng tuổi. Thông thường , con của mẹ sẽ cố gắng bắt chước hành động của bố mẹ. Ví dụ, nếu bố mẹ cười, con của mẹ sẽ cười đáp lại hoặc nếu bố mẹ há miệng, con cũng há miệng theo và cố gắng bắt chước khẩu hình miệng của bố mẹ.

Chơi ú òa: Khi được 8 – 12 tháng tuổi, con có thể dõi theo khuôn mặt của bố mẹ. Nếu bố mẹ che mặt lại, con sẽ tìm kiếm và cười thích thú khi tìm thấy. Vì vậy, ở giai đoạn này, con của mẹ có thể tham gia trò chơi ú òa cùng bố mẹ. Đây là trò chơi vui nhộn và giúp con của mẹ phát triển trí nhớ. 

Nhớ lại các sự việc trong quá khứ: Có nhiều cột mốc về nhận thức mà con có thể đạt được ở giai đoạn mẫu giáo. Một trong số đó là khả năng nhớ lại các sự việc trong quá khứ. Cột mốc này thường xảy ra khi con được 3 – 4 tuổi vì hoạt động này yêu cầu trí nhớ dài hạn. Để giúp con của mẹ hình thành trí nhớ dài hạn, bố mẹ có thể cùng con nhớ lại những hoạt động diễn ra trong ngày trước khi đi ngủ. Hãy nhắc đến một sự việc và nhờ con của mẹ nhớ lại xem điều gì đã xảy ra. 

Cần làm gì nếu nghi ngờ con chậm phát triển?
Nếu bố mẹ nhận thấy con chậm đạt được mốc phát triển nào đó, hãy đưa con của mẹ đi khám để bác sĩ nhi khoa kiểm tra chi tiết và đề xuất các hoạt động, dịch vụ nhằm giúp con bắt kịp các mốc phát triển. Một số dịch vụ hiện có bao gồm ngôn ngữ trị liệu, vật lý trị liệu và mầm non trị liệu. Nếu bố mẹ gửi con của mẹ đến bất kỳ chuyên gia hoặc trung tâm trị liệu nào, hãy ở bên con để con của mẹ cảm thấy an toàn và vui vẻ. Khi con phải tham gia quá nhiều dịch vụ hoặc trường học, bé sẽ cảm thấy không an toàn. Mặc dù bé có thể bắt kịp các mốc phát triển, nhưng con cũng phải gánh chịu những tác động tiêu cực không mong muốn. Trong trường hợp này, bố mẹ nên cân nhắc và chấp nhận sự khác biệt của con. 

Đã chứng nhận:

Trang Do Hanh (1 June 2023)

Nguồn:

Tải ứng dụngỨng dụng theo dõi thai kỳ hàng ngày & Nuôi dạy con

Ứng dụng theo dõi thai kỳ hàng ngày & Nuôi dạy con

Xếp hạng 4.9 sao từ hơn 10.000 bài đánh giá

Xếp hạng 4.9 sao từ hơn 10.000 bài đánh giá