Chăm sóc răng miệng cho bé dưới 2 tuổi
Hàm răng khỏe mạnh không chỉ giúp bé nhai, nói thoải mái mà còn góp phần cải thiện sức khỏe toàn diện cho con. Chăm sóc răng miệng không đúng cách có thể dẫn đến sâu răng và nhiễm trùng.
Ngoài ra, dạy con chăm sóc răng miệng ngay từ nhỏ còn giúp con hình thành thói quen vệ sinh răng miệng lành mạnh trong tương lai.
Cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa cho con của mẹ
Mặc dù bố mẹ đã đánh răng cho con của mẹ từ lúc con bắt đầu mọc răng, nhưng khi răng mọc nhiều hơn, bố mẹ nên sử dụng thêm chỉ nha khoa. Chỉ nha khoa giúp loại bỏ các mẩu thức ăn khỏi kẽ răng nhỏ mà bàn chải không chải tới.
Dưới đây là quy trình đánh răng và dùng chỉ nha khoa đúng cách cho con của mẹ :
- Bố mẹ nên chuẩn bị tâm lý để sẵn sàng “vật lộn” với con vì con của mẹ có thể không muốn chải răng. Tuy nhiên, bố mẹ hãy kiên định vì chải răng là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa sâu răng và các bệnh răng miệng.
- Lựa chọn bàn chải vừa với khuôn miệng nhỏ nhắn của con của mẹ : Bàn chải nên có lông mềm để đánh răng nhẹ nhàng và không làm tổn thương lợi của con.
- Đánh răng 2 lần/ ngày vào buổi sáng sau khi con của mẹ thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Không cho con ăn bất cứ thức ăn nào sau khi đánh răng buổi tối.
- Mỗi lần đánh răng trong 2 phút: Bố mẹ có thể biến hoạt động này trở nên thú vị hơn bằng cách vừa đánh răng vừa hát cho con nghe. Nên đánh răng cho con trước gương để con của mẹ nhìn ngắm những hình ảnh phản chiếu trong gương, từ đó con bị phân tâm khỏi việc đánh răng và bố mẹ sẽ dễ dàng vệ sinh răng miệng cho con.
- Bố mẹ nên dùng kem đánh răng chứa fluor. Hãy lấy một lớp kem mỏng cho bé dưới 3 tuổi và lượng kem bằng hạt đậu xanh cho bé từ 3 – 6 tuổi. Với các bé trên 6 tuổi, phết một lớp kem đánh răng dọc theo chiều dài của bàn chải. Ngoài ra, bố mẹ nên áp dụng kỹ thuật chải khô cho bé.
- Đảm bảo đánh kỹ tất cả các bề mặt của răng (mặt nhai, mặt trong và mặt ngoài) và vệ sinh cả lưỡi.
- Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ các mẩu thức ăn trong kẽ răng.
- Thỉnh thoảng, bố mẹ hãy vén môi của con của mẹ lên và kiểm tra xem có những đốm nhỏ màu trắng hoặc nâu đáng ngờ trên răng của con hay không. Đây có thể là dấu hiệu của sâu răng. Nếu thấy bất kỳ đốm nào, bố mẹ nên đưa con đến nha sĩ ngay lập tức.
Dạy con đánh răng và dùng chỉ nha khoa
Bố mẹ có thể vệ sinh miệng cho con của mẹ trong những tuần đầu tiên, nhưng khi con lớn lên, bố mẹ nên hướng dẫn con cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa. Hãy dạy con theo các bước dưới đây:
- Khi chải răng, hãy để con của mẹ cầm và chơi với bàn chải.
- Hướng dẫn con của mẹ đút bàn chải vào miệng và dạy con cách di chuyển bàn chải.
- Bố mẹ có thể nắm tay con của mẹ khi con di chuyển bàn chải trong miệng.
- Hướng dẫn con nhổ bọt sau khi đánh xong.
Bố mẹ nên giúp con đánh răng đến khi con thành thạo kỹ năng này. Hầu hết các bé có thể đánh răng thành thạo ở giai đoạn 6 tuổi.
Tại sao nên cho con sử dụng kem đánh răng chứa fluor và khi nào thì sử dụng?
Kem đánh răng chứa fluor rất quan trọng với sức khỏe răng miệng và nên được sử dụng ngay khi con bắt đầu mọc răng. Fluor có tác dụng giảm sâu răng, với cả răng sữa và răng vĩnh viễn. Ngoài ra, fluor còn hỗ trợ làm cứng men răng, giúp răng chắc khỏe. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hợp chất vecni flour có thể ngăn ngừa 1/3 các trường hợp sâu răng ở trẻ nhỏ, và các bé chải răng hàng ngày bằng kem đánh răng có fluor ít bị sâu răng hơn.
Bên cạnh đó, một số bé có thể tiếp xúc với fluor trong nước uống. Ngoài ra, nước máy ở nhiều thành phố cũng được bổ sung thêm nguyên tố này. Một số nghiên cứu báo cáo rằng các bé sống ở khu vực có nước máy chứa fluor ít bị sâu răng hơn những bé sử dụng nguồn nước không có fluor. Nếu nguồn nước của gia đình không có fluor, bố mẹ nên thảo luận với nha sĩ về việc bổ sung fluor qua đường uống.
Lưu ý, tiếp xúc với quá nhiều fluor có thể gây hại cho bé cũng như khiến răng bị ố vàng. Do đó, bố mẹ nên sử dụng đúng lượng kem đánh răng hoặc nước súc miệng có fluor khi chải răng cho con của mẹ và đảm bảo bé không nuốt vào.
Đường và sâu răng
Đường là chất gây sâu răng phổ biến nhất. Vi khuẩn trong khoang miệng biến đổi cặn đường thành axit, dẫn đến ăn mòn bề mặt răng và gây sâu răng.
Vì vậy, bố mẹ nên hạn chế cho bé ăn các thực phẩm chứa nhiều đường như kẹo, bánh quy, kem, socola và trái cây sấy khô. Thay vào đó, hãy cho con ăn trái cây, rau tươi, ví dụ: táo, lê, cà rốt, cần tây và các loại hạt. Đừng để con ngủ khi đang bú bình vì cặn sữa có thể gây sâu răng. Hãy nhớ rằng chế độ dinh dưỡng hợp lý không chỉ giúp con cao lớn, khỏe mạnh mà còn ngăn ngừa sâu răng.
Từ răng sữa đến răng vĩnh viễn
Răng sữa bắt đầu mọc ở giai đoạn 4 – 7 tháng tuổi. Hai răng cửa dưới thường mọc đầu tiên. Khi được 3 tuổi, hầu hết các bé có 20 chiếc răng sữa.
Con bắt đầu thay răng sữa khi được 6 – 12 tuổi, bắt đầu từ răng cửa. Trong giai đoạn này, con vừa có răng sữa vừa có răng trưởng thành, và răng sữa sẽ dần được thay thế bằng răng trưởng thành. Ngoài ra, chiếc răng hàm đầu tiên thường mọc sau chiếc răng sữa cuối cùng. Vì răng hàm nằm sâu bên trong miệng nên rất khó làm sạch và có nguy cơ cao bị sâu. Do đó, nha sĩ có thể đề xuất trám bít hố rãnh cho con để phòng ngừa sâu răng.
Bộ răng đầy đủ của người trưởng thành có 32 chiếc, bao gồm cả răng khôn. Răng khôn thường mọc vào cuối tuổi thiếu niên hoặc đầu tuổi trưởng thành.
Khi nào cần đưa con đi khám nha sĩ?
Bố mẹ nên đưa con đến phòng khám nha khoa khi bé bắt đầu mọc răng (khoảng 1 tuổi) để phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng. Phòng ngừa tốt bệnh răng miệng sẽ tiết kiệm thời gian, tiền bạc và ngăn chặn mọi trở ngại cho sự phát triển của con của mẹ .
Ngoài lịch trình kiểm tra răng miệng, bố mẹ có thể đưa con đi khám nha sĩ bất cứ khi nào răng con có vấn đề. Ví dụ: con bị đau răng, nhiễm trùng răng miệng hoặc bị gãy răng vĩnh viễn. Trong trường hợp gãy răng vĩnh viễn, nếu bố mẹ tìm được răng, hãy bảo quản chiếc răng đó trong sữa và đưa cho nha sĩ để gắn lại răng cho bé.
Đã chứng nhận:
Trang Do Hanh (1 June 2023)