Con có đang bị táo bón không?

Trẻ dưới 1 tuổi có thể không đại tiện trong vài ngày nên không dễ để bố mẹ biết được con của mẹ có đang bị táo bón không.
Bố mẹ nên tìm đọc những thông tin cơ bản về hệ tiêu hóa của bé để hiểu hơn về cơ thể con.
Dấu hiệu và triệu chứng táo bón ở trẻ nhỏ
Táo bón không chỉ liên quan đến tần suất đại tiện của con mà chủ yếu mô tả sự khó khăn của con của mẹ khi đại tiện. Táo bón không phải vấn đề phổ biến ở trẻ dưới 1 tuổi. Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý các dấu hiệu dưới đây để biết con của mẹ có đang bị táo bón hay không:
- Phân cứng hoặc từng cục như phân dê
- Đại tiện khó khăn với biểu hiện là ưỡn lưng, quấy khóc
- Đại tiện không đều đặn hoặc hơn 3 ngày không đại tiện
- Bụng căng hoặc sưng to
- Chán ăn, ăn kém
- Phân đen hoặc phân có máu
Bố mẹ cần hiểu rằng, tần suất đại tiện ở mỗi bé không giống nhau, tùy theo độ tuổi và loại thực phẩm mà bé đang ăn. Ngoài ra, trẻ nhỏ thường phải rặn khi đại tiện do cơ bụng còn yếu. Vì vậy, nếu con mất vài phút để rặn nhưng phân mềm thì không phải là táo bón.
Khắc phục táo bón ở trẻ nhỏ
Táo bón thường xảy ra khi con bắt đầu ăn dặm. Nếu con của mẹ có dấu hiệu táo bón, bố mẹ có thể thay đổi chế độ dinh dưỡng của con như sau:
- Cho con của mẹ uống nước lọc hoặc nước trái cây: Khi con được 6 tháng tuổi và bắt đầu ăn dặm, bố mẹ hãy cho con uống thêm nước lọc hoặc nước ép táo, mận, lê nguyên chất. Những loại nước ép này chứa nhiều sorbitol – một chất có tác dụng nhuận tràng. Bắt đầu cho con uống khoảng 60 – 120ml và quan sát tình trạng đại tiện của con. Khi con được 12 tháng tuổi, bố mẹ có thể tăng lên lượng nước lên thành 180ml.
- Chọn thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của con: Bố mẹ nên chọn mua những thực phẩm giàu chất xơ.
- Nhẹ nhàng gập đầu gối của con về phía ngực: Tư thế ngồi xổm giúp con đại tiện dễ hơn so với tư thế nằm. Gập đầu gối của con về phía ngực làm tăng áp lực lên bụng, hỗ trợ ruột tống phân ra ngoài. Bố mẹ cũng có thể nhẹ nhàng di chuyển chân con lên xuống như thực hiện động tác đạp xe đạp.
- Tắm nước ấm: Tắm nước ấm giúp cơ hậu môn của con thư giãn và bài xuất phân tốt hơn.
- Sử dụng glycerin trực tràng: Nhằm kích thích nhu động ruột, giúp con đi ngoài dễ dàng. Bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa trước khi sử dụng phương pháp này.
Ngoài ra, bố mẹ không được tự ý cho con uống dầu khoáng, thuốc nhuận tràng, thụt tháo hoặc bất kỳ loại thuốc nào nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Khi nào cần đưa con đi khám bác sĩ?
Nếu tình trạng táo bón của con không cải thiện dù đã thay đổi chế độ ăn uống và áp dụng các biện pháp tại nhà, bố mẹ nên đưa con đi khám. Nếu con bị táo bón kèm theo các dấu hiệu bất thường khác như nôn mửa, mệt lả, hãy đưa con tới bệnh viện ngay lập tức. Trong một vài trường hợp, tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ có thể do bệnh Hirschsprung, suy giáp hoặc xơ nang.
Đã chứng nhận:
Trang Do Hanh (1 June 2023)