Làm mẫu và Hướng dẫn: Hai cách để giáo dục con của mẹ
Con học hỏi thông qua cả hai hình thức trực tiếp và gián tiếp. Do đó, dạy con của mẹ có chủ ý chỉ là một phương pháp để uốn nắn hành vi của con. Bài viết dưới đây giới thiệu 2 phương pháp chính mà bố mẹ có thể sử dụng để giáo dục con: làm mẫu và hướng dẫn.
Làm mẫu có chủ ý
Con học những điều mới bằng cách quan sát bố mẹ đang làm gì và làm như thế nào. Làm mẫu có tác động lớn đến con vì con sẽ bắt chước bố mẹ một cách tự nhiên. Ngoài ra, dạy con thông qua hình ảnh minh họa luôn dễ dàng và hiệu quả hơn so với dùng từ ngữ mô tả. Ví dụ: Dạy con đá bóng bằng cách thực hiện một cú sút bóng sẽ đơn giản hơn so với mô tả bằng lời nói.
Do đó, làm mẫu là cách hiệu quả nhất để con học hỏi và tiếp thu. Bố mẹ có thể làm mẫu một cách có chủ ý khi muốn con học một kỹ năng hoặc một hành vi cụ thể nào đó. Dưới đây là một số mẹo mà bố mẹ có thể áp dụng để dạy con thông qua phương pháp làm mẫu:
- Để con quan sát bố mẹ làm việc nhà, chẳng hạn như chuẩn bị bữa sáng hoặc thay bóng đèn. Bố mẹ cũng có thể nhờ con giúp đỡ những việc nhẹ nhàng và phù hợp với con.
- Khi thực hiện một hoạt động phức tạp, hãy cố gắng làm từng bước cụ thể một cách chậm rãi để con dễ dàng theo dõi.
- Đảm bảo các chi tiết mà bố mẹ đang làm thu hút được sự chú ý của con: Bố mẹ có thể hướng dẫn con cụ thể hơn bằng cách thuật lại hành động của mình, chẳng hạn: “Bây giờ bố đang xoay bóng đèn sang bên phải để sửa nó”. Lưu ý, mô tả chi tiết giúp con tăng cường khả năng hiểu ngôn ngữ và mở rộng vốn từ.
- Cho phép con thực hiện dưới sự giám sát của bố mẹ trong những lần đầu tiên. Sau khi con thành thạo, bố mẹ không cần giám sát con nữa.
Hướng dẫn
Hướng dẫn cũng là hình thức dạy con phổ biến nhưng ít hiệu quả. Phương pháp này thường được bố mẹ sử dụng cho một mục đích cụ thể, chẳng hạn nhắc nhở con về những điều đã được học từ phương pháp làm mẫu. Với các bé, đặc biệt khi con còn nhỏ, làm mẫu luôn hiệu hơn hướng dẫn.
Làm mẫu có tác dụng mạnh mẽ như vậy vì phương pháp này cho con biết phải làm gì và có thể quan sát tường tận quá trình bố mẹ thực hiện. Thay vì chỉ nói, vừa nói vừa làm sẽ để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí con.
Tuy nhiên, có những tình huống mà bố mẹ không thể diễn tả cụ thể bằng hành động, nên phải sử dụng phương pháp hướng dẫn. Dưới đây là một vài mẹo mà bố mẹ có thể áp dụng:
- Khi muốn dạy con về những điều không nên làm, hướng dẫn là cách hữu ích hơn vì bố mẹ không thể làm mẫu cho những hành vi xấu. Ví dụ, nếu không muốn con ném đồ đạc, bố mẹ không thể trực tiếp thực hiện hành động này vì con sẽ bắt chước theo thay vì lắng nghe.
- Sử dụng các hướng dẫn để thu hút sự chú ý của con của mẹ trước khi làm mẫu. Ví dụ, bố mẹ có thể nói: “Con hãy xem bố sắp làm gì nhé!”.
- Luôn duy trì giao tiếp bằng mắt và dùng cử chỉ tay để nhấn mạnh các hướng dẫn.
- Hướng dẫn theo mức độ hiểu biết của con để thu hút sự chú ý và cùng con thảo luận về chủ đề đó.
- Nếu bố mẹ sử dụng phương pháp hướng dẫn để quản lý hành vi không mong muốn, hãy cố gắng nhất quán với một quy trình. Ví dụ, cúi xuống và bảo con nhìn vào mắt bố mẹ, sau đó nói với con rằng bố mẹ không đồng tình với hành vi này của con.
Đối với những hoạt động phức tạp, chẳng hạn như mặc quần áo, bố mẹ có thể dán một tấm poster minh họa lên tường để con có thể xem được bất cứ lúc nào con muốn.
Làm thế nào để các phương pháp này hiệu quả với con?
Dù bố mẹ dạy con bằng phương pháp nào, hãy áp dụng những mẹo dưới đây để đạt được kết quả mong muốn:
- Đảm bảo con đã sẵn sàng: Trước khi dạy con của mẹ điều gì mới, hãy đảm bảo con có đủ năng lực thể chất và tinh thần để thấu hiểu và thực hiện.
- Dạy con kỹ năng mới trong các hoạt động thực tế: Bố mẹ cần nắm bắt đúng thời điểm để dạy con một kỹ năng mới. Ví dụ: khi con đang thực hiện một nhiệm vụ, hãy liên hệ và hướng dẫn con các kỹ năng cần thiết cho nhiệm vụ đó. Như vậy, con sẽ tiếp thu dễ dàng hơn. Hãy nhớ rằng thúc ép con học không mang lại hiệu quả lâu dài. Ngoài ra, cần đảm bảo con đang có tâm trạng tốt để sẵn sàng học hỏi.
- Cho con thời gian thực hành kỹ năng theo tốc độ của riêng của con: Không có con đường nào nhanh chóng dẫn đến thành công. Vì vậy, bố mẹ nên cho con thời gian thực hành các kỹ năng theo nhịp độ của riêng mình.
- Khen ngợi những nỗ lực của con: Không quan trọng con có hoàn thành hay thực hiện đúng nhiệm vụ hay không. Bố mẹ hãy khen ngợi con vì con đã nỗ lực hết mình. Điều này sẽ dạy con đức tính kiên trì.
- Hãy dạy con một cách cụ thể: Nói rõ với con về những điều con đã làm đúng và những điều con có thể cải thiện trong lần sau.
- Không chỉ trích con: Đừng chỉ trích khi con làm sai. Thay vào đó, bố mẹ hãy đưa ra phản hồi mang tính xây dựng với sự lạc quan và thấu hiểu. HÃY MỈM CƯỜI NÀO!
Dù chọn phương pháp nào để giáo dục con, bố mẹ không nên nóng vội và gây áp lực cho con.
Bởi lẽ một số kỹ năng cần nhiều năm mới có thể thành thạo. Con biết đi ở giai đoạn 1 tuổi, biết chạy lúc 2 tuổi và phải tới 10 tuổi mới có thể áp dụng các khái niệm toán học vào thực tế (như chia công thức thành hai phần).