Tải ứng dụng

Ngộ nhận về hình phạt time-out

Ngộ nhận về hình phạt time-out

Time-out là hình thức kỷ luật được nhiều bố mẹ sử dụng để răn đe khi con phạm lỗi. Tuy nhiên, hình phạt này thường xuyên bị hiểu sai và lạm dụng.

Hình phạt time-out là gì?
Các chuyên gia tâm lý học trẻ em định nghĩa hình phạt time-out là tách bé khỏi các yếu tố củng cố hành vi không đúng (như sự chú ý của bố mẹ, đồ chơi, thời gian chơi với bạn bè) trong một khoảng thời gian ngắn khi con phạm lỗi. Tại Việt Nam, hình phạt úp mặt vào tường, đứng góc nhà hay quỳ gối chính là những hình thức của time-out. Mục đích của hình phạt này là cho con một chút thời gian ở một mình (thường dưới 1 phút).

Những ngộ nhận về hình phạt time-out

1. Hình phạt time-out không có ý nghĩa với con vì con coi đó là cứu cánh để thoát khỏi những lời quát mắng của bố mẹ: Sai. Với các bé, time-out không phải khoảng thời gian vui vẻ và giúp con thoát khỏi tình huống bị mắng, bị đánh. Trẻ em không giống như người lớn, con không thích bị cô lập. Các bé muốn thời gian đứng một mình kết thúc càng sớm càng tốt. Nếu bố mẹ sử dụng time-out, đừng kéo dài hình phạt này quá 2 phút.

2. Sau khi hình phạt time-out kết thúc, con sẽ cư xử tốt hơn: Sai. Hình phạt time-out chỉ có tác dụng tạm dừng hành vi không đúng của con. Hình phạt này không khuyến khích con cư xử tốt mà sẽ ngăn cản con thực hiện những hành vi không tốt. Thời gian của time-out tuy ngắn nhưng vẫn có hiệu quả nếu hình phạt được sử dụng nhất quán và là một phần của kế hoạch kỷ luật nhằm giáo dục con cư xử tốt hơn. Ngược lại, hình phạt quá dài hoặc không được sử dụng nhất quán sẽ khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn.

3. Trong thời gian bị phạt, bé sẽ suy nghĩ về những hành động vừa thực hiện: Rất tiếc là không. Để con kiểm điểm bản thân, thời gian time-out là không đủ. Mục đích của hình phạt time-out là nhanh chóng ngăn cản con thực hiện hành vi không phù hợp hoặc tách rời con khỏi những yếu tố thúc đẩy hành vi này. Nếu muốn con kiểm điểm hành vi không đẹp của bản thân, bố mẹ hãy nhìn vào mắt con và giải thích rằng bố mẹ không thích con hành động như vậy. Với trẻ nhỏ, những lý do cá nhân như “Bố mẹ không thích con đánh bạn” sẽ hiệu quả hơn so với những lý do trừu tượng như “Đánh bạn là hành động không thể chấp nhận được”.

4. Hành vi sai trái của con càng nghiêm trọng, thời gian của hình phạt time-out càng kéo dài: Sai. Với bố mẹ, thời gian phạt càng lâu càng có vẻ công bằng, nhưng dài hay ngắn đều không thể thay đổi hành động không đúng của con. Hãy nhớ rằng, mục đích của hình phạt time-out là nhanh chóng chấm dứt hành vi không đẹp của con tại thời điểm đó. Vì vậy, hình phạt này chỉ nên kéo dài dưới 2 phút.

5. Hình phạt time-out giúp con hiểu rằng bản thân là người chịu trách nhiệm khi phạm lỗi: Sai. Hình phạt này chỉ có tác dụng ngăn cản con phạm lỗi chứ không thể áp đặt suy nghĩ, mong muốn của bố mẹ lên con. Nếu bố mẹ muốn thay đổi hành vi của con, hãy dành thời gian trò chuyện với con, hãy là tấm gương tốt cho con và liên tục lau sáng tấm gương đó để con noi theo.

6. Nên ép buộc con thực hiện hình phạt time-out: Sai. Ép buộc con thực hiện hình phạt này không đem lại bất kỳ lợi ích nào. Ngược lại, điều này còn khiến bé chú ý và tiếp tục phạm lỗi. Bố mẹ hãy nhớ rằng, bản chất của hình phạt time-out là gián đoạn hành vi sai trái của con và cắt đứt các yếu tố thúc đẩy hành vi đó.

Đã chứng nhận:

Trang Do Hanh (1 June 2023)

Nguồn:

Tải ứng dụngỨng dụng theo dõi thai kỳ hàng ngày & Nuôi dạy con

Ứng dụng theo dõi thai kỳ hàng ngày & Nuôi dạy con

Xếp hạng 4.9 sao từ hơn 10.000 bài đánh giá

Xếp hạng 4.9 sao từ hơn 10.000 bài đánh giá