Quá trình phát triển trí não của bé theo góc nhìn khoa học thần kinh
Qua nhiều thập kỷ nghiên cứu, các chuyên gia thần kinh học đã chỉ ra rằng những trải nghiệm mà bé có được trong thời thơ ấu có thể ảnh hưởng đến bộ não của bé suốt đời. Nguyên nhân là do trong những năm đầu đời (từ 0 – 3 tuổi), bộ não của con không chỉ phát triển nhanh chóng mà còn dễ tiếp thu hơn so với khi trưởng thành.
Nền tảng của sự phát triển não bộ
Não bộ bắt đầu hình thành ngay từ những tuần đầu tiên sau khi thụ thai. Ban đầu là tấm thần kinh, sau đó chuyển thành ống thần kinh rồi tiếp tục phát triển suốt thai kỳ. Sau khi chào đời, bộ não của con của mẹ có kích thước bằng 1/4 bộ não của người trưởng thành. Khi bé tròn 1 tuổi, kích thước bộ não tăng gấp đôi, và đến năm thứ 3, não của con bằng khoảng 80% não của người trưởng thành.
Bộ não tiếp tục phát triển đến khi con trưởng thành, nhưng phần lớn quá trình phát triển diễn ra trong 5 năm đầu đời. Từ khi mới sinh, con của mẹ đã có đầy đủ các nơ-ron thần kinh (tế bào não). Vì vậy, các liên kết thần kinh (khớp thần kinh) chính là cơ sở cho sự phát triển của não bộ của bé trong tương lai.
Khoa học thần kinh đã phát hiện ra điều gì về quá trình phát triển của não bộ?
Trải qua nhiều thập kỷ nghiên cứu về khoa học thần kinh, giờ đây, các chuyên gia y tế đã hiểu sâu sắc về sự phát triển của não bộ. Cụ thể là:
Trong 3 năm đầu đời, não của con có số lượng khớp thần kinh nhiều gấp đôi so với lúc trưởng thành
Hàng triệu kết nối thần kinh được hình thành mỗi giây trong 3 năm đầu đời của con của mẹ . Sự phát triển nhanh chóng này đã tạo ra nhiều khớp thần kinh hơn so với nhu cầu của con của mẹ . Từ 2 – 3 tuổi, não của con có số lượng khớp thần kinh nhiều gấp đôi so với lúc trưởng thành.
Các kết nối thần kinh không được sử dụng sẽ bị loại bỏ trong giai đoạn cuối của thời thơ ấu và thiếu niên. Bởi lẽ các liên kết thần kinh đơn giản, sơ khai phải nhường chỗ cho các liên kết phức tạp hơn.
Cấu trúc bộ não của con của mẹ bị ảnh hưởng bởi những trải nghiệm ban đầu
Não của con của mẹ hình thành quá nhiều khớp thần kinh trong 3 năm đầu đời nên bộ não nhạy cảm với tác động bên ngoài. Trong thời gian này, bộ não có thể “nắm bắt” các trải nghiệm hiệu quả hơn so với giai đoạn các khớp thần kinh dư thừa đã bị cắt bỏ. Nắm bắt được kích thích bên ngoài (trải nghiệm) giúp não phát triển các trung tâm (ví dụ: trung tâm thị giác, thính giác và vận động) để phối hợp với nhau và phản hồi các kích thích đó.
Khi các trung tâm này phát triển phức tạp và hoạt động hiệu quả hơn, một số khớp thần kinh đơn giản ban đầu sẽ bị loại bỏ. Khả năng tự đổi mới của não – còn được gọi là tính linh hoạt – giúp chúng ta thích nghi dễ dàng và nhanh chóng khi môi trường thay đổi. Do đó, loại bỏ các liên kết thần kinh không cần thiết sẽ thúc đẩy não bộ phát triển tối ưu.
Bộ não đang phát triển của con của mẹ được hình thành nhờ sự kết hợp giữa yếu tố di truyền và trải nghiệm đầu đời
Tại sao bộ não của con lại tạo ra nhiều khớp thần kinh hơn mức cần thiết rồi sau đó loại bỏ những khớp thần kinh dư thừa? Bởi lẽ não bộ phát triển là do sự tương tác giữa yếu tố di truyền và môi trường. Mặc dù gen cung cấp bản thiết kế cho bộ não, nhưng môi trường và trải nghiệm của con của mẹ sẽ xác định cách gen được biểu hiện ra bên ngoài. Nói cách khác, gen cho phép bộ não tự điều chỉnh theo tác động từ môi trường.
Các nhà thần kinh học ngày nay tin rằng tương tác từ môi trường là yếu tố quan trọng trong sự phát triển của não bộ, xuất phát từ mối quan hệ “phục vụ và đáp trả” giữa bé và bố mẹ cũng như mọi người xung quanh. con của mẹ cố gắng tương tác với bố mẹ và mọi người xung quanh một cách tự nhiên thông qua tiếng bập bẹ, nét mặt và cử chỉ (các chuyên gia gọi là “phục vụ”). Sau đó, bố mẹ nên đáp lại bé bằng những cử chỉ và âm thanh tương tự (hay còn gọi là “đáp trả”).
Nếu bố mẹ không phản hồi con theo cách như vậy, hoặc nếu câu trả lời không đáng tin cậy hoặc không phù hợp, cấu trúc não bộ của con của mẹ có thể không được hình thành như mong đợi. Điều này sẽ dẫn đến sự chênh lệch trong học tập và hành vi của con.
Khả năng thay đổi của bộ não giảm dần theo tuổi tác
Bộ não của con của mẹ linh hoạt nhất khi còn nhỏ để thích ứng với các tác động từ môi trường. Nhưng khi con lớn lên, các trung tâm của não bộ phát triển chuyên biệt hơn để đảm nhận chức năng phức tạp. Vì vậy, bộ não sẽ giảm khả năng tái tổ chức và thích nghi với những thách thức mới hoặc bất ngờ.
Hiện tượng này được gọi là tính linh hoạt của não bộ. Hiểu một cách đơn giản, tác động đến cấu trúc não bộ của con khi còn nhỏ sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn so với lúc trưởng thành.
Khi được 1 tuổi, các bộ phận diễn giải âm thanh của não đã quen với ngôn ngữ mà con thường xuyên tiếp xúc. Đồng thời, não bắt đầu mất dần khả năng nhận biết âm thanh từ các ngôn ngữ khác nhau. Mặc dù con vẫn có thể học ngoại ngữ khi lớn lên, nhưng quá trình học sẽ khó khăn hơn (đòi hỏi nỗ lực có ý thức), do vùng não điều khiển ngôn ngữ đã trở nên chuyên biệt.
Năng lực nhận thức, cảm xúc và xã hội đan xen nhau
Não bộ là cơ quan phức tạp, phụ trách nhiều chức năng và cần sự phối hợp chặt chẽ. Khả năng nhận thức được liên kết với trí tuệ cảm xúc và năng lực xã hội, tạo nên nền tảng sức khỏe tinh thần cho con.
Sức khỏe thể chất và cảm xúc, kỹ năng xã hội và khả năng nhận thức – ngôn ngữ của con của mẹ được quyết định chủ yếu bởi mức độ phát triển của bộ não trong những năm đầu đời. Đây là điều kiện tiên quyết để con thành công trong học tập, công việc và xã hội sau này.
Căng thẳng độc hại có thể phá hoại não bộ, trong khi đó căng thẳng tích cực sẽ hỗ trợ não bộ phát triển
Căng thẳng độc hại là những kích thích mạnh mẽ liên tục đối với hệ thống quản lý căng thẳng của cơ thể, do bé thường xuyên bị ngược đãi, bỏ bê, mẹ bị trầm cảm nặng hoặc các yếu tố khác gây chấn thương cho mẹ (căng thẳng gián tiếp) hoặc cho bé (căng thẳng trực tiếp). Căng thẳng mãn tính và dai dẳng trong thời thơ ấu gây hại cho não bộ của con. Bé có thể bị căng thẳng độc hại nếu liên tục bị bỏ mặc mà không có lời giải thích.
Trong khi căng thẳng độc hại gây nguy hiểm cho bộ não đang phát triển thì căng thẳng tích cực là yếu tố quan trọng và cần thiết để não bộ phát triển lành mạnh.
Căng thẳng tích cực là phản ứng sinh lý vừa phải, ngắn hạn đối với những trải nghiệm không thoải mái, diễn ra trong môi trường an toàn. Con có thể trải qua căng thẳng tích cực khi tập đi với sự giám sát an toàn từ bố mẹ.
Hỗ trợ trí não của con của mẹ phát triển tối ưu
Trí não của bé phát triển tốt nhất khi con được nuôi dưỡng trong một môi trường giàu tương tác xã hội tích cực và chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Môi trường lành mạnh là môi trường bảo vệ con khỏi những căng thẳng độc hại có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ và phát sinh các vấn đề trong học tập, hành vi cũng như sức khỏe tinh thần và thể chất sau này.
Đã chứng nhận:
Trang Do Hanh (1 June 2023)