Tháng thứ 6: Làm quen với ăn dặm
Tháng thứ 6 có ý nghĩa quan trọng với con bởi giai đoạn này là sự khởi đầu của nhiều mốc phát triển quan trọng như bò, ăn dặm và giảm bớt số lượng các giấc ngủ ngắn trong ngày.
Bố mẹ đã sẵn sàng chào đón vô vàn kỷ niệm thú vị cùng con chưa?
Bố mẹ và bé sẽ như thế nào trong tháng thứ 6?
Con có thể có lịch khám sức định kỳ và tiêm chủng trong tháng này. Bố mẹ đừng quên kiểm tra sổ tiêm chủng của con của mẹ nhé!
con của mẹ ngày càng biểu lộ nhiều biểu cảm và âm thanh để thu hút sự chú ý của mọi người và thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Đây là phương thức giao tiếp nổi bật nhất của con kể từ thời điểm này.
Từ tháng thứ 6, hầu hết các bé bắt đầu ăn dặm bên cạnh bú mẹ và/hoặc sữa công thức. Để chuẩn bị cho giai đoạn ăn dặm, con sẽ luyện tập các kỹ năng vận động như tự ngồi vững, kiểm soát cổ và dùng tay đưa đồ vật lên miệng. Sự phát triển của các cơ lõi và khả năng giữ thăng bằng không chỉ giúp con hình thành thói quen ăn uống mà còn cần thiết cho quá trình tập bò sau này.
Bố mẹ sẽ bận rộn chuẩn bị thức ăn cho con, khám phá món ăn con thích và không thích, đồng thời học cách phát hiện dấu hiệu dị ứng và không dung nạp thực phẩm.
Ăn dặm là gì?
Từ khi sinh ra, con của mẹ chỉ bú mẹ và/hoặc sữa công thức. Tuy nhiên, đến độ tuổi này, con cần bổ sung thêm các nguồn thực phẩm khác để có đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể và trí não. Chế độ ăn này được gọi là ăn dặm.
Cách giúp con làm quen với ăn dặm
Xay nhuyễn thức ăn: Nhiều bố mẹ bắt đầu cho con ăn dặm bằng các món ăn dạng sệt. Bố mẹ thường nấu chín các nguyên liệu cơ bản như cà rốt, yến mạch, khoai tây rồi xay nhuyễn và đút cho con ăn. Bố mẹ cũng có thể trộn nhiều nguyên liệu với nhau, nhưng việc chế biến món ăn từ một nguyên liệu duy nhất giúp bố mẹ xác định liệu con của mẹ có bị dị ứng với thực phẩm nào không hoặc con thích ăn món gì. Nhiều bố mẹ lựa chọn phương pháp ăn dặm này để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho con và hạn chế nguy cơ hóc nghẹn.
Ăn dặm tự chỉ huy (BLW): Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy ngày càng được nhiều bố mẹ ưa chuộng vì dễ chuẩn bị, đảm bảo vệ sinh, đồng thời hỗ trợ con phát triển các kỹ năng vận động. Thay vì được bố mẹ đút thìa, con sẽ ăn những thức ăn nguyên dạng, đã được nấu chín mềm và có kích cỡ vừa vặn với khuôn miệng của con, chẳng hạn cà rốt baby, phần cuống của bông cải xanh. Bé phải tự cầm thức ăn và đưa vào miệng, và sau này sẽ tự nhai, nuốt các món ăn cứng hơn. Những người ủng hộ phương pháp này cho rằng ăn dặm tự chỉ huy thúc đẩy hành vi ăn uống tốt, giảm nguy cơ tăng cân quá mức và tạo ra những ký ức ăn uống đẹp vì con được tự mình lựa chọn thức ăn. Tuy nhiên, phương pháp này có nguy cơ gây hóc nghẹn. Nếu bố mẹ muốn cho con ăn dặm tự chỉ huy, hãy theo dõi con của mẹ khi con ăn và học cách sơ cứu ban đầu khi con bị hóc nghẹn.
Tại sao nên cho con ăn dặm từ từ?
Cho dù bố mẹ lựa chọn phương pháp nào thì mục đích của ăn dặm ở giai đoạn này là để bé làm quen với việc nhai, nuốt các loại thức ăn có mùi vị, kết cấu khác nhau, chứ ăn dặm không phải là nguồn dinh dưỡng chính.
Hãy nhớ rằng ăn dặm là để con có những trải nghiệm ăn uống thú vị và học cách ăn uống độc lập. Vì vậy, cho bé ăn dặm từng chút một không chỉ giúp con của mẹ có đủ thời gian làm quen với việc ăn uống, mà còn cho phép bố mẹ phát hiện thực phẩm mà con bị dị ứng.
Đã chứng nhận:
Trang Do Hanh (1 June 2023)