Tháng thứ 7: Thấu hiểu cảm xúc lo lắng khi xa cách của con
Khi bé biết mình là một cá thể tách biệt với mọi người xung quanh, con có thể tạm thời trở nên lo lắng khi gặp người lạ.
Giờ đây, con thích tương tác với những người quen thuộc với con.
Bố mẹ và bé sẽ như thế nào trong tháng thứ 7?
Con bắt đầu bộc lộ tính khí và tính cách độc đáo của mình. Những thực phẩm con từng ăn có thể không còn phù hợp nữa vì con dần có những sở thích và lựa chọn cho riêng mình.
con của mẹ ngày càng giao tiếp rõ ràng và có mục đích hơn, ví dụ lắc đầu để nói không. Thậm chí con có thể biểu hiện những nét mặt đặc trưng, có những địa điểm yêu thích và có thể nhận ra những từ ngữ quen thuộc như tắm, mama, baba.
Bắt đầu từ độ tuổi này, con sẽ trải qua tình trạng lo lắng do sợ người lạ, sợ xa cách bố mẹ hoặc người thường xuyên chăm sóc con. Ví dụ, bố mẹ có thể thấy con của mẹ bám bố mẹ hơn bình thường, đặc biệt khi con gặp người lạ hoặc đến một môi trường mới. Con có thể nhất quyết đòi đi vệ sinh cùng bố mẹ chứ không chịu buông tay bố mẹ ra. Giấc ngủ của con của mẹ cũng có thể bị gián đoạn, chẳng hạn giấc ngủ ngắn hơn hoặc con thường xuyên thức dậy vào ban đêm. Khi hiểu được tầm quan trọng của giai đoạn này, bố mẹ có thể đáp ứng các nhu cầu của con và cảm thấy dễ dàng kiểm soát hơn. Biết cách ứng phó với giai đoạn này cũng giúp bố mẹ bình tĩnh hơn.
Lo lắng khi xa cách là gì?
Lo lắng khi xa cách là tình trạng bé cảm thấy lo lắng khi bị tách rời khỏi bố mẹ. Tình trạng này bắt nguồn từ sự phát triển nhận thức của con, khi con tìm hiểu về tính trường tồn của đồ vật và hình thành mối quan hệ gắn bó an toàn với bố mẹ. Ở giai đoạn này, con bắt đầu hiểu rằng đồ vật vẫn ở đó ngay cả khi con không nhìn thấy. Vì vậy, khi {{NAME }} phải xa bố mẹ, con có thể bám bố mẹ hơn bình thường vì con sợ bố mẹ sẽ không quay lại.
Tương tự như vậy, cảm xúc lo lắng khi gặp người lạ là tình trạng con cảm thấy bất an khi gặp những người không thân thuộc. Tâm trạng lo lắng khi gặp người lạ hoặc đến một môi trường mới được biểu lộ rất rõ ràng trong giai đoạn phát triển nhận thức, khi con hình thành mối quan hệ gắn bó an toàn với bố mẹ.
Làm thế nào để giúp con đối phó với sự lo lắng khi xa cách?
Giúp con tìm hiểu tính trường tồn của đồ vật: Ú òa là trò chơi hiệu quả để con làm quen với tính trường tồn của đồ vật. Bố mẹ hãy nấp đằng sau bức tường hoặc giấu món đồ chơi yêu thích của con, sau đó xuất hiện trở lại. Hoạt động này giúp con hiểu rằng dù con không nhìn thấy nhưng một vật hoặc một người nào đó vẫn luôn tồn tại chứ không hề biến mất. Trò chơi này sẽ giúp con của mẹ xây dựng ký ức cần thiết để con biết rằng bố mẹ chỉ rời đi chốt lát và sẽ quay về với con.
Tập chào và vẫy tay: Bố mẹ hãy hướng dẫn con nói lời tạm biệt khi ra về. Chào con của mẹ bằng một cái ôm ấm áp và một nụ cười thật tươi sẽ giúp con làm quen với việc tạm xa bố mẹ. Con sẽ dần thoải mái hơn với sự hiện diện và rời đi của bố mẹ. Hãy cho con của mẹ biết lý do bố mẹ rời đi và luôn hứa sẽ quay lại bên con. Mặc dù sẽ dễ dàng hơn nếu bố mẹ lén rời đi hơn khi con của mẹ không chú ý nhưng đừng làm như vậy vì điều này khiến con càng sợ hãi với ý nghĩ bố mẹ sẽ lại rời đi bất cứ lúc nào. Xây dựng niềm tin giữa bố mẹ và con cái cần nhiều thời gian và sự kiên nhẫn, nhưng điều này đặc biệt cần thiết để nuôi dưỡng một em bé tự tin.
Tạo cơ hội cho con gặp gỡ người lạ: Cho con tiếp xúc với những môi trường khác nhau và gặp gỡ những gương mặt mới lạ giúp con hiểu rằng thế giới thật thú vị và an toàn. Bố mẹ có thể hỗ trợ con của mẹ bằng cách sẵn sàng ôm con khi con cần. Ngoài ra, hãy an ủi con bằng ngôn từ và nét mặt nhẹ nhàng để xoa dịu cảm xúc lo lắng của con.
Hỗ trợ con trong giai đoạn lo lắng khi xa cách
Cách con nhận thức và tin tưởng vào thế giới phụ thuộc vào mối quan hệ của con với bố mẹ. Kiên nhẫn và hỗ trợ con trong giai đoạn con khám phá thế giới xung quanh rất quan trọng để con của mẹ phát triển các kỹ năng xã hội và khả năng xây dựng các mối quan hệ trong tương lai.
Nếu con của mẹ cảm thấy an toàn khi trải qua khoảng thời gian đáng sợ này, con sẽ tin tưởng và cởi mở hơn với những mối quan hệ mới.
Mặt khác, nếu bị ép buộc vào một mối quan hệ quá sớm hoặc bị bỏ rơi thì con sẽ trở nên thận trọng và khép mình lại với thế giới xung quanh. Là người lớn, chúng ta luôn mong muốn con có thể xây dựng những mối quan hệ lành mạnh với mọi người vì đây là kỹ năng quan trọng để con bước sang cuộc sống học đường trong tương lai.
Đã chứng nhận:
Trang Do Hanh (1 June 2023)