Thị giác của con của mẹ phát triển như thế nào từ 0 – 24 tháng tuổi
Sau sinh, thị giác của con chưa phát triển đầy đủ nhưng sẽ dần hoàn thiện theo thời gian. Khi được 2 tuổi, con của mẹ có thể phối hợp thành thạo tay – mắt, nhận thức được chiều sâu, hình ảnh và điều tiết tốt khả năng nhìn gần, nhìn xa.
Các cột mốc phát triển thị giác của con của mẹ
Mặc dù mỗi bé có tốc độ phát triển khác nhau, nhưng những cột mốc phát triển thị giác theo độ tuổi dưới đây có thể giúp bố mẹ hiểu hơn về đôi mắt đáng yêu của con của mẹ .
Khi mới chào đời
Những ngày đầu sau sinh, thị lực của con của mẹ còn yếu:
- Con chưa nhìn rõ.
- Chớp mắt khi chói mắt hoặc có vật chạm vào mắt bé.
- Các cơ vùng mắt còn yếu nên mắt bé có thể bị lác.
- Có thể nhìn chằm chằm vào đồ vật cách bé 20 – 25 cm.
- Chăm chú nhìn đồ vật cố định nhưng chưa thể nhìn theo những đồ vật chuyển động.
1 tháng tuổi
Sau 1 tháng, con của mẹ có thể:
- Nhìn thấy khuôn mặt và hình ảnh đen trắng.
- Nhìn theo đồ vật chuyển động trong phạm vi 90 độ.
- Quan sát những gương mặt thân quen.
- Chảy nước mắt khi khóc.
2 – 3 tháng tuổi
Bước qua 2 – 3 tháng, con của mẹ có thể:
- Hai mắt tập trung nhìn vào đồ vật và chỉ thấy một hình ảnh của đồ vật đó (tức là bé không bị song thị).
- Nhìn theo chuyển động của tay.
- Nhìn theo hướng có ánh đèn, người và đồ vật.
4 – 5 tháng tuổi
Khi con của mẹ được 4 – 5 tháng tuổi, con có thể:
- Nhìn vào bàn tay của mình và sử dụng chúng theo ý muốn.
- Đưa tay ra và nắm lấy đồ vật.
- Nhận biết bình sữa.
- Chăm chú ngắm nhìn bản thân trong gương.
5 – 7 tháng tuổi
Ở độ tuổi này:
- con của mẹ có thể nhận biết các màu sắc.
- Con có thể nhìn thấy những đồ vật ở khoảng cách xa hơn.
- con của mẹ biết nhìn theo đồ chơi bị rơi và với tay để nhặt lên.
- Bé biết quay đầu để nhìn ngắm đồ vật xung quanh.
- Con có thể tỏ ra thích thú với màu sắc này hơn các màu sắc khác.
- con của mẹ cố gắng chạm vào hình ảnh của mình trong gương.
7 – 11 tháng tuổi
Ở giai đoạn này, con của mẹ có thể:
- Phối hợp tay và mắt khi bò.
- Nhìn chăm chú các đồ vật có kích thước nhỏ.
- Nhận thức được chiều sâu.
- Biết chơi ú òa.
12 – 14 tháng tuổi
Ở độ tuổi này, con của mẹ có thể:
- Theo dõi các đồ vật chuyển động nhanh.
- Thả đồ chơi có hình dạng khác nhau vào các lỗ tương xứng.
- Thích thú với những hình ảnh thu hút bé.
- Nhận ra đồ vật và hình ảnh quen thuộc trong sách và có thể chỉ vào một số đồ vật trong sách khi được hỏi.
- Dùng tay chỉ và mô tả đồ vật, hành động.
- Nhận ra khuôn mặt của chính mình trong gương.
18 – 24 tháng tuổi
Lúc này, con của mẹ không chỉ phát triển hoàn thiện thị giác mà còn sở hữu khả năng nhận thức và kỹ năng vận động cơ tốt. Bé có thể:
- Tập trung nhìn các vật thể ở khoảng cách gần và xa.
- Vẽ nguệch ngoạc và có thể bắt chước vẽ đường thẳng hoặc hình tròn.
- Chỉ vào các bộ phận trên cơ thể như mũi, tóc và mắt khi được hỏi.
Dấu hiệu cần lưu ý về thị giác của bé
Các vấn đề thị giác khá hiếm gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hầu hết các bé được sinh ra với đôi mắt khỏe mạnh và sẽ phát triển tất cả các kỹ năng cần thiết một cách tự nhiên.
Tuy nhiên, một vài bé có thể có bệnh lý bẩm sinh hoặc mắc phải về mắt sau sinh. Vì vậy, bố mẹ cần lưu ý những dấu hiệu bất thường liên quan đến thị giác của con như:
- Chảy nước mắt liên tục có thể là biểu hiện của tắc lệ đạo.
- Lác mắt tồn tại tới khi con được 6 tháng tuổi. Hiện tượng này gợi ý vấn đề ở cơ vận nhãn.
- Mắt con nhạy cảm với ánh sáng. Nguyên nhân có thể do tăng áp lực trong mắt.
- Mí mắt đỏ hoặc đóng vảy là dấu hiệu của nhiễm trùng.
- Xuất hiện màng trắng phía trước con ngươi (đồng tử trắng) là dấu hiệu của đục thủy tinh thể hoặc ung thư nguyên bào võng mạc.
Khi bé có bất kỳ dấu hiệu nào trên dây, bố mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ nhi khoa càng sớm càng tốt. Nếu cần, bé sẽ được chuyển sang chuyên khoa nhãn khoa để điều trị.
Đã chứng nhận:
Trang Do Hanh (1 June 2023)