Tải ứng dụng

Vì sao con của mẹ hay cắn?

Vì sao con của mẹ  hay cắn?

Cắn là hành vi thường thấy ở các bé dưới 2 tuổi. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hành động này như mọc răng hoặc biểu lộ cảm xúc không hài lòng. Con cũng có xu hướng cắn nhiều hơn ở giai đoạn học kỹ năng ngôn ngữ để diễn đạt tốt cảm xúc, tự kiểm soát bản thân và phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề. 

Dù cắn là thói quen bình thường trong quá trình phát triển của con, nhưng hành động này có thể gây khó chịu cho bố mẹ và mọi người xung quanh. Vì vậy, nhiều bố mẹ muốn ngăn cản hành vi này ngay từ ban đầu. Tuy nhiên, bố mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân vì sao con của mẹ thích cắn như vậy. 

Tại sao bé hay cắn?
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hành động cắn của con của mẹ . Khi hiểu được nguyên nhân sâu xa, bố mẹ có thể tìm được biện pháp ứng phó hiệu quả. Các bé dưới 2 tuổi thường cắn người khác vì những lý do sau:

Cách ứng phó với hành động cắn của con của mẹ
Trong mọi tình huống, bố mẹ phải phản ứng ngay lập tức khi con thực hiện hành động này. Cách phản ứng có thể phụ thuộc vào độ tuổi của con của mẹ và nguyên nhân khả thi nhất khiến con làm như vậy. Bố mẹ hãy cố gắng bình tĩnh và dùng các tín hiệu rõ ràng để giải thích cho con hiểu rằng cắn người khác là không tốt. Kiến quyết nói “Con không được cắn, con cắn rất đau, bố mẹ không muốn con làm người khác bị đau” là một ví dụ. 

Dưới đây là những việc bố mẹ có thể làm nếu thấy con của mẹ cắn ai đó:

  1. Nói “không” một cách bình tĩnh và kiên quyết: Nói với con của mẹ lời khẳng định chắc chắn rằng “Không cắn!” hoặc “Cắn đau quá!”. Bố mẹ hãy dùng ngôn ngữ đơn giản và dễ hiểu, nhưng khẳng định rõ ràng rằng hành động của con là sai. Lời giải thích tốt nhất nên mang tính cá nhân như “Bố mẹ không muốn thấy bất kỳ vết cắn nào. Như vậy bố mẹ sẽ buồn.”
  2. An ủi người bị cắn: Bố mẹ hãy an ủi người bị cắn, đặc biệt nếu đó là bạn bè, anh chị em của con. Nếu họ bị thương, hãy thực hiện sơ cứu cần thiết.
  3. Sau đó, hãy an ủi con của mẹ : con của mẹ có thể không biết vết cắn gây đau, nhưng nếu biết, con cũng sẽ cảm thấy khó chịu khi thấy người bị cắn đau. Vì vậy, bố mẹ hãy an ủi con, đặc biệt nếu bé tỏ ra hối hận. Tuy nhiên, nếu con của mẹ chỉ muốn gây chú ý, bố mẹ không nên củng cố hành vi này. Đừng chú ý tới con ngay lập tức mà sau này hãy quan tâm tới con của mẹ nhiều hơn. Bởi lẽ cắn có thể là một cách để con kêu gọi sự quan tâm, yêu mến từ bố mẹ.  
  4. Đề xuất các giải pháp thay thế có thể: Sau khi mọi việc đã ổn, bố mẹ hãy nói chuyện với con của mẹ và tìm hiểu nguyên nhân. Hãy nhắc lại với bé rằng không được cắn người khác và dạy bé nên làm gì trong tình huống như vậy. Ví dụ, khi con bị người khác lấy đồ chơi, con có thể nói: “không”, “đừng lấy”, “của con”. 
  5. Phân tán sự chú ý của con của mẹ : Phân tán sự chú ý của bé thường có hiệu quả trong giai đoạn này. Nếu con của mẹ cảm thấy bất an, hãy hướng con đến các hoạt động tích cực hơn như nhảy theo nhạc hoặc chơi trò chơi.

Bố mẹ có thể làm gì để giúp con của mẹ bỏ thói quen cắn?

Đã chứng nhận:

Trang Do Hanh (1 June 2023)

Nguồn:

Tải ứng dụngỨng dụng theo dõi thai kỳ hàng ngày & Nuôi dạy con

Ứng dụng theo dõi thai kỳ hàng ngày & Nuôi dạy con

Xếp hạng 4.9 sao từ hơn 10.000 bài đánh giá

Xếp hạng 4.9 sao từ hơn 10.000 bài đánh giá