Caffeine
Thực phẩm cho bé
Caffeine là chất kích thích tự nhiên có trong cà phê, trà, soda, đồ uống tăng lực, sôcôla và nhiều loại thực phẩm, đồ uống khác. Mặc dù rất phổ biến nhưng caffeine không tốt cho trẻ em.
Tác động của caffeine lên cơ thể con
Caffeine được coi là một loại thuốc vì kích thích hệ thần kinh trung ương và ảnh hưởng đến sinh lý, tâm lý của cơ thể. Tiêu thụ caffeine quá mức có thể dẫn đến:
- Phấn khích
- Cảm giác tỉnh táo
- Tăng huyết áp
- Nhịp tim nhanh
- Cảm giác lo lắng, bồn chồn
- Khó tập trung
- Khó ngủ
- Đau đầu
- Đau bụng
- Triệu chứng nghiện
Trẻ em đặc biệt nhạy cảm với tác động của caffeine. Ảnh hưởng của caffeine đến tâm trạng và cảm giác bồn chồn có thể tồn tại tới 6 tiếng.
Những tác động khác của caffeine
Dưới đây là một số lý do khác để mẹ hạn chế cho bé ăn uống các thực phẩm chứa caffeine:
- Uống các loại nước ngọt có caffeine làm tăng nguy cơ béo phì
- Uống quá nhiều đồ ngọt chứa caffeine có thể gây sâu răng vì hàm lượng đường cao và axit ăn mòn men răng
- Đồ uống chứa caffeine thường không cung cấp calo cho cơ thể và các bé uống quá nhiều những đồ uống này thường không nhận đủ vitamin, khoáng chất cần thiết để phát triển khỏe mạnh
- Caffeine làm nặng thêm bệnh lý tim mạch và tình trạng rối loạn thần kinh
- Caffeine là chất lợi tiểu, có thể khiến cơ thể mất nước qua nước tiểu
- Dừng tiêu thụ đột ngột các thực phẩm chứa caffeine có thể gây ra triệu chứng cai nghiện như đau đầu, đau cơ, cáu kỉnh
Nhạy cảm với caffeine là gì?
Độ nhạy cảm với caffeine là lượng caffeine tạo ra tác dụng với mỗi người. Thông thường, tuổi càng nhỏ thì lượng caffeine cần thiết để gây ra tác dụng càng ít. Tuy nhiên, những người tiêu thụ caffeine thường xuyên sẽ sớm phát triển khả năng giảm bớt độ nhạy cảm với chất này. Điều này có nghĩa là họ cần một lượng caffeine cao hơn để cảm nhận được tác dụng giống những người không thường xuyên tiêu thụ caffeine. Vì vậy, trẻ em uống càng nhiều caffeine thì con càng bị trơ và cần nhiều caffeine hơn để cảm nhận được tác dụng tương tự bạn bè.
Thực phẩm và đồ uống nào chứa caffeine?
Caffeine có thể được sản xuất tự nhiên từ lá và hạt của nhiều loại cây, nhưng cũng có thể sản xuất nhân tạo và được thêm vào một số thực phẩm. Mặc dù trẻ em thu nhận caffeine phần lớn từ nước ngọt nhưng caffeine cũng có trong sôcôla, trà, cà phê, kem, trà đá, sữa chua đông lạnh, thuốc giảm đau và một số loại thuốc không kê đơn.
Làm thế nào để giảm lượng caffeine mà con tiêu thụ?
Một trong những bước quan trọng nhất cần thực hiện nếu mẹ muốn con của mẹ không tiêu thụ caffeine là loại bỏ nước ngọt! Thay vào đó, mẹ hãy cho con uống nước lọc, sữa hoặc nước có ga không chứa caffein. Mẹ cũng có thể cho con uống một lượng nhỏ nước trái cây nguyên chất. Ngoài ra, đừng quên kiểm tra thành phần caffeine trong bảng thành phần của thực phẩm và đồ uống.
Giảm tiêu thụ caffeine
Nếu mẹ muốn giảm bớt lượng caffeine mà bé tiêu thụ, tốt nhất nên giảm dần dần để bé không bị đau đầu, bứt rứt và đau nhức cơ thể. Cắt giảm caffein khiến bé cảm thấy mệt mỏi không phải là điều hiếm gặp, đó là cách cơ thể con báo hiệu rằng cần thêm caffeine. Thông thường, mức năng lượng của cơ thể sẽ trở lại bình thường trong vài ngày.
Đã chứng nhận:
Trang Do Hanh (1 December 2024)