Ngứa và ứ mật thai kỳ
Dấu hiệu mang thai
Ngứa là tình trạng phổ biến trong thai kỳ do nồng độ hormone tăng cao. Bên cạnh đó, da vùng bụng bị kéo căng khi thai nhi ngày một lớn hơn cũng là nguyên nhân gây ngứa. Mặc dù vậy, ngứa có thể là triệu chứng của bệnh lý về gan, gọi là ứ mật trong gan ở phụ nữ mang thai hoặc ứ mật thai kỳ, cần được thăm khám và điều trị.
Ngứa nhẹ
Ngứa nhẹ thường không gây hại cho mẹ và thai nhi, nhưng đôi khi lại là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng hơn, đặc biệt nếu mẹ bị ngứa nhiều vào buổi tối hoặc ban đêm.
Nếu bị ngứa, mẹ nên thông báo với bác sĩ để bác sĩ đánh giá xem mẹ có cần thực hiện thêm các xét nghiệm hay không.
Mẹo giảm ngứa nhẹ trong thai kỳ
- Mặc quần áo rộng rãi để tránh cọ sát vào da, khiến da bị kích ứng
- Hạn chế lựa chọn quần áo làm từ sợi tổng hợp, thay vào đó mẹ nên mặc quần áo làm từ sợi tự nhiên như cotton để làn da được thông thoáng
- Tắm nước mát
- Thoa kem dưỡng ẩm để duy trì độ ẩm cho da
- Tránh sử dụng các sản phẩm có nhiều hương liệu
Ứ mật thai kỳ là bệnh gì?
Ứ mật thai kỳ là một bệnh lý gan mật nguy hiểm tiềm ẩn, có thể tiến triển trong thai kỳ. Tới nay, chưa có phương pháp điều trị bệnh lý này, nhưng bệnh thường hết sau sinh.
Ứ mật thai kỳ xảy ra khi nào?
Các triệu chứng của ứ mật thai kỳ thường xuất hiện vào tuần thai thứ 30, nhưng cũng có thể xuất hiện rất sớm, ngay từ tuần thứ 8 của thai kỳ.
Triệu chứng của ứ mật thai kỳ
Hầu hết mẹ bầu bị ứ mật thai kỳ có các triệu chứng dưới đây:
- Ngứa, thường không kèm theo phát ban
- Ngứa rõ rệt hơn ở tay và chân, nhưng có thể lan ra khắp cơ thể
- Ngứa có thể nhiều hơn hoặc nhẹ hơn vào ban đêm
Một số triệu chứng khác bao gồm:
- Nước tiểu sẫm màu
- Phân bạc màu
- Vàng da và củng mạc (triệu chứng này hiếm gặp)
Khi nào mẹ cần đi khám?
Mẹ nên đến bệnh viện nếu:
- Ngứa nhẹ hoặc ngứa gây khó chịu, thường tệ hơn vào ban đêm
- Ngứa ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nhưng ngứa nhiều hơn ở lòng bàn tay và lòng bàn chân