Nuôi dưỡng con của mẹ từ 4 – 7 tháng tuổi
Cho bé ăn
Trong giai đoạn này, hầu hết các bé bắt đầu ăn dặm. Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo bắt đầu cho bé ăn dặm lúc 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, thời điểm bắt đầu cho con ăn dặm phụ thuộc vào sự sẵn sàng và nhu cầu dinh dưỡng của bé.
Nếu mẹ không chắc khi nào bắt đầu cho con của mẹ ăn dặm là phù hợp, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
con của mẹ đã sẵn sàng ăn dặm chưa?
Bé đã sẵn sàng ăn dặm nếu:
- Kiểm soát đầu và cổ tốt: Các cơ vùng cổ của con phải đủ khỏe để giữ đầu thẳng và kiểm soát đầu để con có thể tự ăn.
- Thể hiện sự hứng thú với thức ăn: Nếu bố mẹ thấy con chưa hứng thú với đồ ăn, có thể vẫn còn quá sớm để bắt đầu cho bé ăn dặm.
- Mất phản xạ đẩy lưỡi: Nghĩa là bé biết dùng lưỡi để chuyển thức ăn từ phía trước khoang miệng ra phía sau để nuốt. Phản xạ này giúp bé không bị hóc nghẹn.
Làm thế nào để kiểm tra phản xạ đẩy lưỡi?
Mẹ có thể kiểm tra xem con của mẹ còn phản xạ đẩy lưỡi hay không bằng cách đơn giản như sau. Đưa cho bé một chiếc thìa sạch giống như mẹ đang đút cho con ăn. Mẹ có thể đổ một chút sữa mẹ hoặc sữa công thức vào thìa. Nếu lưỡi của con của mẹ đẩy về phía trước và từ chối thìa, phản xạ đẩy lưỡi của con vẫn còn. Ngược lại, nếu bé chấp nhận thìa, phản xạ đẩy lưỡi có thể đang giảm hoặc đã mất đi, tức là con của mẹ đã sẵn sàng ăn dặm.
Làm thế nào để bắt đầu cho con của mẹ ăn dặm?
Khi bác sĩ xác nhận rằng mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn dặm, hãy giới thiệu thức ăn cho con của mẹ vào lúc con đói. Mẹ cần đảm bảo bé ngồi thẳng trong ghế ăn dặm hoặc trên đùi mẹ.
Thức ăn dặm đầu tiên thường là trái cây mềm, rau củ luộc như bí đỏ hoặc bột ngũ cốc bổ sung sắt cho trẻ nhỏ pha với sữa mẹ hoặc sữa công thức. Mới đầu, mẹ có thể cho bé ngửi và nếm thử thức ăn bằng cách chấm một chút thức ăn vào môi con. Đừng nản lòng nếu con từ chối thức ăn trong những bữa ăn đầu tiên. Mẹ có thể thử cho con ăn dặm lại sau một thời gian vì bé cần thời gian để học cách nhai và ăn thức ăn đặc. Trong thời gian “học hỏi” này, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho bé.
Các loại thực phẩm cần tránh
Một số bé bị dị ứng với một số loại thực phẩm nhất định, vì vậy mẹ nên thông báo với bác sĩ nếu người thân trong gia đình có tiền sử dị ứng thực phẩm. Không cho bé dưới 12 tháng tuổi ăn mật ong vì bé có thể bị ngộ độc botulinum. Ngoài ra, để ngăn ngừa nguy cơ dị ứng, hãy tránh cho bé uống sữa bò đến khi bé tròn 1 tuổi.
Các triệu chứng dị ứng thực phẩm bao gồm:
- Phát ban trên da
- Đầy hơi hoặc bụng chướng
- Tiêu chảy
- Nôn trớ
Mẹo cho con của mẹ ăn dặm
Mẹ hãy lưu ý những điều dưới đây khi chuẩn bị đồ ăn dặm cho con:
- Rửa tay sạch sẽ và thường xuyên, đồng thời tuân thủ quy tắc an toàn thực phẩm.
- Đông lạnh phần thức ăn không sử dụng ngay thay vì cho vào hộp.
- Sử dụng các phương pháp nấu ăn giúp giữ lại nhiều chất dinh dưỡng nhất có thể.
- Không cho bé ăn củ cải đường, rau bina, đậu xanh, bí ngô hoặc cà rốt nếu bé dưới 4 tháng tuổi. Những thực phẩm này chứa hàm lượng nitrat cao, có thể gây thiếu máu.
- Không cho bé ăn trực tiếp từ lọ thức ăn. Thay vào đó, hãy lấy một phần thức ăn từ lọ ra bát để nước bọt của bé không dính vào phần thức ăn còn lại trong lọ.
- Đổ đồ ăn dặm trong tủ lạnh đi nếu không sử dụng trong vòng 1 tuần.
Dù mẹ mua hay tự chuẩn bị thức ăn cho bé, hãy đảm bảo thức ăn được nghiền mịn. Nên giới thiệu lần lượt từng loại thực phẩm mới để quan sát xem bé có phản ứng dị ứng với thực phẩm nào hay không.
Đã chứng nhận:
Trang Do Hanh (1 December 2024)