Ốm nghén
Dấu hiệu mang thai
Nhiều mẹ bầu cảm thấy buồn nôn hoặc nôn. Tình trạng này gọi là ốm nghén và thường tệ nhất trong 12 tuần đầu của thai kỳ.
Triệu chứng của ốm nghén
Một số phụ nữ mang thai có vị giác thay đổi hoặc không thể ăn một vài loại thực phẩm, thậm chí không chịu nổi một số mùi hương. Điều này có thể dẫn đến cảm giác buồn nôn và nôn. Tuy nhiên, cơ thể của mỗi mẹ bầu hoàn toàn khác nhau, mẹ cần tự tìm ra những yếu tố kích thích cảm giác buồn nôn và cố gắng tránh tiếp xúc với những yếu tố đó.
Nguyên nhân gây ốm nghén là gì?
Nồng độ hormone tăng lên trong 3 tháng đầu nhằm duy trì thai kỳ nhưng lại khiến mẹ cảm thấy buồn nôn hoặc nôn. Hầu hết các mẹ bầu cảm thấy đỡ ốm nghén hơn từ tuần thai thứ 12 – 16.
Mẹo giảm ốm nghén cho mẹ bầu
- Mỗi bữa ăn ít đi nhưng tăng số lượng bữa ăn
- Ăn nhiều trái cây và rau xanh
- Tránh thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm có nhiều chất béo
- Uống nhiều nước
- Uống nước gừng hoặc trà gừng; gừng có tác dụng chống buồn nôn nên có thể cải thiện tình trạng ốm nghén
- Khi không thể chịu đựng một mùi nào đó, mẹ nên ngửi những mùi hương tươi mát như mùi chanh hoặc bất kỳ mùi nào khiến mẹ cảm thấy sảng khoái
- Nghỉ ngơi đầy đủ
- Tránh ăn và tiếp xúc với các loại thực phẩm hoặc mùi hương khiến mẹ cảm thấy buồn nôn
Nếu mẹ bị buồn nôn, nôn nghiêm trọng và tình trạng ốm nghén không cải thiện sau khi áp dụng các biện pháp trên, bác sĩ có thể chỉ định cho mẹ sử dụng thuốc chống nôn trong thời gian ngắn. Loại thuốc này an toàn khi sử dụng trong thai kỳ.
Khi nào mẹ cần đi khám?
- Mẹ nôn liên tục và không thể ăn hoặc uống nước trong 24 giờ
- Mẹ bị sụt cân
- Mẹ đi tiểu ít hơn bình thường
- Mẹ nôn kèm theo nước tiểu sẫm màu hoặc không đi tiểu trong ít nhất 8 giờ
- Mẹ có các triệu chứng bất thường khác