Phù chân
Dấu hiệu mang thai
Phù là tình trạng cơ thể giữ nhiều nước hơn bình thường và có thể xảy ra trong thai kỳ.
Phù sinh lý
Phù là hiện tượng bình thường ở mẹ bầu, đặc biệt vào những tháng cuối thai kỳ. Tình trạng này thường tạm thời và sẽ biến mất sau sinh. Phụ nữ mang thai thường bị phù ở mắt cá chân, bàn chân và các ngón tay. Tuy nhiên, một số mẹ bầu có thể bị phù tới tận 12 tuần sau sinh.
Phù bất thường
Phù cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng:
- Đột nhiên sưng đau, đặc biệt nếu chỉ ở một chân, có thể là dấu hiệu của tắc mạch máu do cục máu đông (bệnh lý huyết khối tĩnh mạch sâu)
- Phù tăng nhanh, đột ngột có nghĩa là huyết áp của mẹ tăng cao hơn bình thường
- Phù mắt cá chân, các ngón tay, bàn tay hoặc mặt có thể là dấu hiệu của bệnh lý tiền sản giật.
Mẹ nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu có những triệu chứng trên.
Làm thế nào để giảm phù chân trong thai kỳ?
Mắt cá chân của mẹ bầu sẽ phù nhiều hơn mỗi ngày. Dưới đây là những mẹo có thể giúp mẹ giảm bớt tình trạng phù chân:
- Đổi giày kích cỡ lớn hơn
- Chọn những đôi giày hỗ trợ có đế thấp hoặc bằng phẳng với dây buộc để không bị tuột
- Tránh đứng quá lâu
- Ngồi kê cao chân, thỉnh thoảng xoay tròn cổ chân và nhẹ nhàng gập duỗi cổ chân để kéo căng cơ vùng bắp chân
- Nằm xuống và kê hai chân lên cao
- Ngủ nghiêng bên trái để máu lưu thông tốt hơn
- Mặc quần bó hoặc quần hỗ trợ nếu bác sĩ chỉ định
- Mặc quần áo rộng rãi
- Không đi tất và sử dụng tất có dây buộc ở mắt cá chân hoặc bắp chân
- Không cần hạn chế uống nước (Viện Y học khuyên mẹ bầu nên uống khoảng 10 cốc nước mỗi ngày)
- Cố gắng tập thể dục nếu có thể
- Xoa bóp chân có thể hữu ích nhưng không nên bấm huyệt.