Sự phát triển toàn diện của trẻ
Lý thuyết nuôi dạy trẻ


Ngay cả những cặp song sinh giống hệt nhau cũng có tính cách và thói quen khác nhau. Sự phát triển toàn diện của trẻ giải thích những khía cạnh đa chiều trong hành trình phát triển của con thành người trưởng thành.
CẢNH 1
Sự phát triển toàn diện của trẻ tôn trọng thực tế rằng con có rất nhiều khía cạnh tiềm năng mà điểm số không thể đo lường được.
Ngoài sự tò mò và trí thông minh, bé còn muốn phát triển các phẩm chất như sáng tạo, đam mê, khả năng phục hồi, trực giác, sự tự tin, hào phóng, đồng cảm, khiếu hài hước và nhiều đặc điểm quan trọng khác.
CẢNH 2
Học thuyết về sự phát triển toàn diện của bé của Edith Ackermann xác định bốn động lực tự nhiên thúc đẩy sự phát triển của con trong suốt thời thơ ấu đến khi trưởng thành: Là chính mình, Chúng ta, Thế giới và Óc sáng tạo. Mỗi động lực này được chia thành hai tiểu mục. Để hiểu rõ hơn, bố mẹ hãy quan sát học thuyết này từ góc nhìn của một cô bé.
CẢNH 3
Là chính mình nghĩa là học cách sử dụng cơ thể và khám phá tâm trí của bản thân. Khả năng kiểm soát cơ thể giúp tôi khám phá thế giới và kết quả là tôi biết mình là ai, mình đang ở đâu.
CẢNH 4
Bằng cách sử dụng cơ thể, tôi kích hoạt cả năm giác quan. Đây là cách tôi học đi, nói, lắng nghe, và phát triển các thói quen lành mạnh. Chẳng mấy chốc, tôi có thể gây ấn tượng với người lớn bằng lời nói rõ ràng, tư thế đẹp và nhiều khả năng thể chất khác.
CẢNH 5
Hiểu rõ bản thân giúp tôi phát triển tiếng nói trong gia đình và tìm được vị trí của mình trong thế giới này. Nó cho phép tôi học những gì tôi thích, tránh xa những gì tôi không thích và hiểu bản thân có những tiềm năng nào đang chờ được khám phá. Bằng cách biết mình là ai, tôi có thể hiểu được chủ quan của chính mình và hình thành một bản sắc mà tôi tự hào.
CẢNH 6
Chúng ta là cách tôi tương tác với bạn bè, gia đình, người lạ cũng như sự hiểu biết của tôi về suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của họ.
CẢNH 7
Hãy để tôi bắt đầu bằng cách liên hệ với người khác. Khi còn nhỏ, tôi tìm kiếm tình yêu thương, sự quan tâm và tôn trọng từ bố mẹ. Nhưng tôi cũng có nhu cầu cơ bản và tự nhiên là giao tiếp xã hội với người khác. Điều đó có nghĩa là tôi cần học cách chia sẻ và quan tâm để có thể thuộc về một nhóm. Một ngày nào đó, tôi muốn trở thành một thành viên được tôn trọng trong cộng đồng mà vẫn giữ gìn được bản sắc riêng của mình.
CẢNH 8
Hiểu người khác là một điều khác. Tôi muốn tìm hiểu về bạn bè và cảm xúc của họ. Những dự định, suy nghĩ và hành vi của họ khiến tôi cảm thấy hứng thú. Tôi muốn vượt ra khỏi quan điểm hạn hẹp của mình và kết hợp với quan điểm của người khác để kho tàng hiểu biết của tôi về đạo đức và các vấn đề xã hội trở nên sâu sắc hơn.
CẢNH 9
Hiểu thế giới có nghĩa là tìm ra cách mọi thứ hoạt động, và đó là lý do tại sao chúng ta chơi để học! Thông qua khám phá, tôi giải tỏa cơn khát logic và bắt đầu khám phá thế giới này.
CẢNH 10
Người lớn gọi đó là khám phá và điều tra, chúng tôi gọi đó là chơi. Chơi là cách chúng tôi học. Đôi khi các trò chơi thật bừa bộn, nhưng bằng cách chơi, tôi nhận ra có những thứ thay đổi, trong khi những thứ khác thì không. Nói cách khác, tôi học cách mọi thứ hoạt động. Sau này, tôi có thể trở thành một nhà khoa học thực thụ – người chơi với các ý tưởng lớn, học thuyết lớn và giải thích cách thế giới vận hành cho bạn.
CẢNH 11
Tôi luôn tìm kiếm sự logic. Chúng tôi, những đứa trẻ, không chỉ muốn khám phá cách mọi thứ hoạt động, mà còn tìm kiếm sự nhất quán dù chỉ một chút.
Để hiểu thế giới, chúng tôi sàng lọc, giải thích, và tái cấu trúc những gì chúng tôi trải nghiệm thành các mô hình tinh thần, tôi nghĩ người lớn gọi đó là cấu trúc tinh thần.
Sự thôi thúc tìm kiếm trật tự này giúp tôi sắp xếp những gì tôi học được, suy ra các quy tắc và áp dụng các quy luật cơ bản vào cuộc sống thực tế.
CẢNH 12
Óc sáng tạo là về khả năng tưởng tượng những điều mới mẻ trong đầu. Nếu tôi có thể tưởng tượng ra điều gì đó mới mẻ, tôi có thể thực sự tạo ra nó.
CẢNH 13
Tưởng tượng là một trong những thành tựu cao nhất của nhân loại. Nếu không có trí tưởng tượng, tất cả các đổi mới sẽ xảy ra một cách tình cờ. Đó là lý do tại sao tôi cần trí tưởng tượng và rất nhiều thời gian rảnh để chơi trò nhập vai. Nhờ đó, tôi sẽ học được cách suy nghĩ vượt ra ngoài giới hạn.
CẢNH 14
Thông qua sáng tạo, tôi có thể biểu đạt suy nghĩ của mình và biến trí tưởng tượng thành hiện thực. Và có hàng trăm cách để làm điều đó.
Tôi có thể tạo ra một bầu không khí bằng giọng nói của mình. Hãy tạo ra những ý tưởng mới trong đầu và vẽ chúng thành hình ảnh bằng cả hai tay. Nếu có không gian riêng, tôi có thể tạo ra những chỗ ngồi ấm cúng dưới bàn ăn, hoặc một ngày nào đó khi lớn lên, tôi sẽ thiết kế toàn bộ ngôi nhà.
CẢNH 15
Edith Ackermann sinh ra ở Thụy Sĩ năm 1946. Sau khi tốt nghiệp, bà trở thành học trò của Jean Piaget.
Tại MIT Media Lab, nơi bà dành phần lớn sự nghiệp của mình, bà đã khám phá ra mối quan hệ giữa vui chơi, học tập và thiết kế.
CẢNH 16
Sự phát triển toàn diện của trẻ, hay còn gọi là giáo dục toàn diện, nhằm khai thác toàn bộ con người và tiềm năng của con. Học thuyết này cho rằng mỗi em bé đến với thế giới này đều có tài năng và sở thích riêng, ở một mức độ nào đó hoàn toàn độc lập với cách nuôi dạy của bố mẹ.
CẢNH 17
Một số người gọi toàn diện là tâm trí, cơ thể và linh hồn.
Nhà giáo dục Thụy Sĩ Pestalozzi gọi đó là bàn tay, trái tim và khối óc.
Và hơn thế nữa, nhiều người cố gắng tóm tắt một em bé trong 4, 8 kỹ năng: xã hội, cảm xúc, v.v.
Nhưng liệu bất kỳ sự phân chia nào có thực sự tôn trọng tính toàn diện không? Liệu nó có nắm bắt được khiếu hài hước, sự trân trọng nghệ thuật hay khả năng sống chánh niệm? Vì lý do này, học thuyết của Ackermann mang đến một góc nhìn toàn diện hơn.
Đã chứng nhận:
Trang Do Hanh (1 December 2024)