Tải ứng dụng

Tháng thứ 3: Khuyến khích sự phát triển của bé

Cập nhật sự phát triển của bé theo từng tháng

Tháng thứ 3: Khuyến khích sự phát triển của bé

Các thành viên trong gia đình ngày càng quen thuộc với bé và cả nhà ngày càng vui vẻ hơn khi ở bên nhau.

Càng lớn, thời gian thức của con càng dài hơn so với thời gian ngủ.

Mẹ và bé sẽ như thế nào trong tháng thứ 3?
Con bắt đầu biết nhìn theo đồ vật hoặc liếc mắt sang một bên. Các cơ lõi của con của mẹ dần khỏe hơn và con có thể nâng đầu lên khi nằm sấp. con của mẹ cũng thường xuyên mỉm cười khi nghe được những âm thanh dễ chịu và nhìn thấy những khuôn mặt quen thuộc, thậm chí con có thể cố gắng bắt chước mẹ bằng cách ê a.

Mẹ và các thành viên trong gia đình có thể đã lấy lại được trạng thái và năng lượng của mình. Vì vậy, đây là thời thời điểm thích hợp để bố mẹ suy nghĩ và nghiên cứu những biện pháp mới nhằm hỗ trợ sự phát triển của con của mẹ .

Các mốc phát triển là gì?
Thời thơ ấu là giai đoạn đặc biệt quan trọng với sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh của con. Khoảng 80% quá trình phát triển trí não của bé diễn ra trong 3 năm đầu đời. Các kỹ năng quan trọng khác góp phần tạo nên nền tảng cho quá trình trưởng thành của con của mẹ như đi lại, giao tiếp xã hội, ra quyết định, học tập cũng phát triển chủ yếu trong giai đoạn này. Việc đạt được những kỹ năng quan trọng trên được gọi là các mốc phát triển.

Các cột mốc này thường được sử dụng làm tiêu chuẩn để đánh giá sự phát triển của bé – liệu con có đang phát triển giống như bạn bè đồng trang lứa không. Một số tổ chức quốc tế như Denver 2 đã tiêu chuẩn hóa các cột mốc quan trọng để giúp các chuyên gia theo dõi sự phát triển của bé nhằm xác định khuyết tật phát triển tiềm ẩn.

Tuy nhiên, bố mẹ cần hiểu rằng mỗi bé có một tốc độ phát triển riêng. Việc đạt được các cột mốc nhanh hay chậm không dự đoán được thành công trong tương lai của bé. Mặc dù vậy, có những dấu hiệu cảnh báo tình trạng chậm phát triển mà bố mẹ cần chú ý, bao gồm:

Khuyến khích con đạt được các mốc phát triển như thế nào?

Duy trì lịch trình hàng ngày như một cách để thực hành: Con học tốt nhất thông qua sự tương tác và lặp lại. Vì vậy, những thói quen hàng ngày như tắm rửa, thay tã và chuẩn bị đi ngủ vào cùng một thời điểm trong ngày là cách thiết thực nhất để hỗ trợ con đạt được các mốc phát triển. Ví dụ: hát khi tắm sẽ kích thích thính giác và giới thiệu cho con các kỹ năng ngôn ngữ, từ đó giúp con của mẹ sẵn sàng giao tiếp bằng lời sau 1 năm nữa. Đếm ngón chân khi thay tã tạo cơ hội cho con của mẹ làm quen với các khái niệm toán học – một khía cạnh quan trọng của các kỹ năng nhận thức như giải quyết vấn đề. Tương tự như vậy, động tác vỗ về nhẹ nhàng khi ru con ngủ sẽ dạy con về mối quan hệ tin tưởng, gắn bó, tạo nền tảng cho sự phát triển tâm lý – xã hội lành mạnh.

Thường xuyên chơi với con: Chơi và tương tác với con của mẹ bằng cách cho con nằm sấp, lắc lục lạc, đọc, hát giúp con nhận được những kích thích đa dạng, từ đó khuyến khích con phát triển toàn diện. Ví dụ, khi bố mẹ cho con của mẹ chơi lục lạc, con hiểu được khái niệm nguyên nhân – kết quả: lắc đồ vật này sẽ tạo ra âm thanh. Điều này cũng dạy bé cách chú ý đến một hành động và củng cố thị giác của con khi con quan sát và theo dõi chuyển động của bố mẹ.

Tại sao bố mẹ nên biết các mốc phát triển của bé?
Sự tăng trưởng và phát triển của con được xây dựng dựa trên nền tảng, nghĩa là con học các kỹ năng mới dựa trên hiểu biết đã có và các mốc phát triển đã đạt được. Liên tục khuyến khích và cho con đủ thời gian luyện tập giúp con đạt được các mốc phát triển đúng thời điểm, đồng thời bố mẹ sẽ được chứng kiến sự kỳ diệu trong quá trình tiến hóa của con người thông qua hành trình phát triển của con.

Khi biết được các mốc phát triển trong từng khía cạnh phát triển của bé, chẳng hạn kỹ năng vận động, giao tiếp, vui chơi, kỹ năng xã hội, bố mẹ có thể hỗ trợ con đúng cách bất cứ lúc nào.

Ngoài ra, kiến thức về các mốc phát triển còn giúp bố mẹ xác định dấu hiệu cho thấy con đã sẵn sàng chinh phục cột mốc tiếp theo. Nhờ đó, bố mẹ có thể dự đoán được những điều sắp xảy ra. Ngoài ra, nếu con có dấu hiệu chậm phát triển, bố mẹ có thể nhận biết và đưa con đi khám kịp thời.

Đã chứng nhận:

Trang Do Hanh (1 June 2023)

Nguồn:

Tải ứng dụngỨng dụng theo dõi thai kỳ hàng ngày & Nuôi dạy con

Ứng dụng theo dõi thai kỳ hàng ngày & Nuôi dạy con

Xếp hạng 4.9 sao từ hơn 10.000 bài đánh giá

Xếp hạng 4.9 sao từ hơn 10.000 bài đánh giá