Tải ứng dụng

Thuyết về phát triển nhận thức trong các mối quan hệ xã hội

Lý thuyết nuôi dạy trẻ

Thuyết về phát triển nhận thức trong các mối quan hệ xã hội
Thuyết về phát triển nhận thức trong các mối quan hệ xã hội

Giúp đỡ trẻ em với sự hỗ trợ phù hợp và đúng thời điểm không phải lúc nào cũng dễ dàng. Là cha mẹ, chúng ta cần biết khi nào và làm cách nào để hỗ trợ con phát triển.

Cảnh 1
Thuyết Văn hóa Xã hội của Vygotsky cho rằng cộng đồng và ngôn ngữ đóng vai trò trung tâm trong việc học tập. Trong khi Jean Piaget kết luận rằng sự phát triển nhận thức của trẻ diễn ra theo từng giai đoạn, Vygotsky lại bác bỏ ý tưởng này và tin rằng trẻ em phát triển độc lập với các giai đoạn cụ thể là kết quả của tương tác xã hội.

Cảnh 2
Vygotsky khẳng định rằng chúng ta được sinh ra với bốn “chức năng nhận thức sơ cấp”: Chú ý, cảm giác, nhận thức, trí nhớ.

Chính môi trường xã hội và văn hóa đã cho phép chúng ta sử dụng các kỹ năng sơ cấp này để phát triển và cuối cùng đạt được các “chức năng nhận thức cao hơn”.

Cảnh 3
Sự phát triển lý tưởng này xảy ra trong “Vùng phát triển gần nhất”.

Đầu tiên là những gì chúng ta có thể tự mình làm được.

Sau đó là vùng phát triển gần nhất, đại diện cho những gì chúng ta có thể làm với sự giúp đỡ của người lớn, bạn bè, công nghệ hoặc người mà Vygotsky gọi là Người hiểu biết hơn.

Cuối cùng là những gì vượt quá khả năng của chúng ta.

Cảnh 4
Để hình dung rõ hơn, chúng ta hãy lấy ví dụ về cặp song sinh được nuôi dạy trong một cộng đồng mà ở đó con trai được kỳ vọng phải học hỏi và thành công, trong khi con gái chỉ cần trở nên xinh đẹp.

Ở giai đoạn 10 tháng tuổi, cả hai em bé đều có khả năng bò và đang ở trong khu vực phát triển gần nhất để học cách đứng trên đôi chân của mình.

Cảnh 5
Người hiểu biết hơn, trong trường hợp này là người bố, cho cậu em cơ hội thực hành trong phòng chơi được trang bị khung sắt tập đứng và các vật dụng khác.

Cậu bé được khuyến khích khám phá khung tập đứng và học cách sử dụng nó để tự mình đứng lên. Một giờ sau, cậu bé đã có thể đứng vịn vào khung sắt. Vài ngày sau đó, cậu đã có thể đứng vững trên đôi chân của mình.

Cô chị cũng có dấu hiệu muốn tập đứng nhưng không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào để học kỹ năng này.

Cảnh 6
Khi so sánh hai đứa trẻ, chúng ta thấy rằng trong khi cô chị vẫn đang cố gắng đứng dậy thì cậu em đã bước sang vùng phát triển mới. Cậu bé đã biết cách giữ thăng bằng khi đứng và bắt đầu học đi.

Cả hai cuối cùng đều học được cách bước đi, nhưng theo Vygotsky, cậu bé sẽ có kỹ năng tốt hơn.

Nguyên tắc này áp dụng với tất cả quá trình học tập và sự phát triển của các chức năng nhận thức cao hơn.

Chỉ khi học với sự trợ giúp của một người cố vấn có năng lực, chúng ta mới có thể phát huy tiềm năng tối đa của mình.

Cảnh 7
Do đó, Vygotsky tin rằng trong vùng phát triển gần nhất, học tập có thể đi trước sự phát triển, nghĩa là một đứa trẻ có thể học các kỹ năng vượt quá sự trưởng thành tự nhiên của chúng.

Cảnh 8
Ông cũng thiết lập mối liên hệ rõ ràng giữa lời nói và suy nghĩ, cụ thể ngôn ngữ nội tâm phát triển từ ngôn ngữ bên ngoài thông qua một quá trình dần dần gọi là “nội tâm hóa”.

Điều này có nghĩa là suy nghĩ phát triển giống như kết quả của giao tiếp. Vì vậy, trẻ nhỏ chưa hoàn thành quá trình này chỉ có thể “suy nghĩ thành lời”.

Khi quá trình này hoàn tất, ngôn ngữ nội tâm và ngôn ngữ lời nói trở nên độc lập với nhau.

Cảnh 9
Lev Vygotsky qua đời vì bệnh lao năm 1934, khi mới 37 tuổi. Dù tuổi đời còn trẻ, ông đã trở thành một trong những nhà tâm lý học có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất thế kỷ XX.

Ông đã để lại lời khuyên giá trị cho các nhà giáo dục: “Bằng cách cho học sinh thực hành nói chuyện với người khác, chúng ta đã cho trẻ những khung tư duy để tự suy nghĩ.”

Cảnh 10
Bố mẹ nghĩ sao?

Liệu một đứa trẻ có thể học được bất cứ điều gì mà không cần trải qua những điều kiện quyết định cơ bản không?

Liệu có phải chúng ta chỉ học thông qua các bối cảnh xã hội và văn hóa? Nếu đúng như vậy, bố mẹ có nghĩ rằng một người hiểu biết hơn nên quyết định một đứa trẻ cần học gì tiếp theo không?

Tải ứng dụngỨng dụng theo dõi thai kỳ hàng ngày & Nuôi dạy con

Ứng dụng theo dõi thai kỳ hàng ngày & Nuôi dạy con

Xếp hạng 4.9 sao từ hơn 10.000 bài đánh giá

Xếp hạng 4.9 sao từ hơn 10.000 bài đánh giá