Tuần thai kỳ thứ 39
Cập nhật thông tin thai kỳ hàng tuần
Chúc mừng mẹ! Giờ đây con của mẹ đã là em bé đủ tháng! Để tạo điều kiện thuận lợi cho con của mẹ di chuyển xuống và kích thích quá trình chuyển dạ, mẹ hãy đi dạo thường xuyên mỗi khi có thể.
Sự phát triển của con của mẹ
Nếu ra đời vào tuần này, con của mẹ chính thức được coi là bé sinh đủ tháng.
Bé có thể nghe thấy giọng nói của mẹ: con của mẹ đã có thể nhận ra giọng nói của mẹ và não vẫn đang tiếp tục phát triển cho đến cả sau sinh.
Khóc không nước mắt: Tuyến lệ, một tuyến tạo nước mắt đã hoàn thiện quá trình phát triển nhưng các ống dẫn nước mắt vẫn đang hình thành. Vì vậy, con của mẹ sẽ không có nước mắt chảy ra khi khóc. Sẽ mất vài tháng để quá trình này hoàn thành.
Lúc này con của mẹ nặng khoảng 3kg và dài khoảng 50cm – kích thước bằng một quả dưa hấu nhỏ.
Sự thay đổi của mẹ
Càng về cuối thai kỳ, lượng dịch tiết âm đạo càng tăng. Nếu chất dịch đặc và chứa chất nhầy lẫn máu, đó có thể là máu báo, nghĩa là cổ tử cung đã bắt đầu cho quá trình chuyển dạ.
Vì con của mẹ di chuyển xuống gần xương chậu hơn, mẹ có thể cảm thấy đau lưng hơn và nhiều áp lực hơn ở vùng bụng dưới.
Mẹ hãy đi khám bác sĩ nếu xuất hiện những cơn gò kéo dài hơn 60 giây và cách nhau cứ sau 5 phút.
Khi mẹ đợi quá trình chuyển dạ bắt đầu, hãy tiếp tục theo dõi các cử động của con của mẹ . Số lần cử động giảm đột ngột có thể có thể là dấu hiệu cho thấy con của mẹ không được khỏe và mẹ phải thông báo với bác sĩ ngay lập tức.
Những việc mẹ có thể làm
Nếu bác sĩ cảnh báo rằng con của mẹ đang trở nên quá to, mẹ có thể được khuyên nên giảm lượng đường tiêu thụ để tránh thai nhi phát triển quá lớn.
Sẵn sàng cho tuần đầu tiên: Tuần đầu tiên sau sinh thường luôn luôn bận rộn, vì vậy mẹ nên chuẩn bị nhà cửa, gia đình và bản thân sẵn sàng cho thời điểm con của mẹ về nhà. Trong giai đoạn này, con của mẹ có thể khóc nhiều và mẹ hãy sẵn sàng đáp lại bé. Trước khi bé tập đi, khóc là cách duy nhất để bé có thể giao tiếp với mẹ về cơn đói, khó chịu cũng như các nhu cầu khác.
Tìm hiểu về cách nuôi dạy con tích cực: Mẹ có thể muốn dành thời gian đọc về cách nuôi dạy con tích cực.
Ví dụ, hình phạt có thể ngăn chặn những hành vi xấu ngay lập tức nhưng nó không dạy cho con cách ứng xử tốt. Trẻ nhỏ không có hiểu một cách logic và kết nối giữa sự tức giận của chúng và cách chúng nên cư xử vào lần tới. Ngoài ra, mẹ cũng nên nhớ rằng con của mẹ chỉ có thể học cách tự kiểm soát khi não trước đã hoàn thiện, điều phải diễn ra trong nhiều năm tới.
Trừng phạt có thể làm tổn thương con nhiều hơn cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ của con với mẹ. Vì vậy, tốt hơn hết, bố mẹ nên tìm cách khác để nuôi dạy con của mẹ thành một người trưởng thành khỏe mạnh và có trách nhiệm. Chính vì lý do này mà nhiều chuyên gia trong lĩnh vực phát triển trẻ em đều khuyên mẹ nuôi dạy con cái theo hướng tích cực.
Xin vui lòng xác nhận
Chúng tôi cố gắng đưa ra những thông tin cập nhật chính xác nhất có thể, cho dù có những tiến bộ vượt bậc trong hơn 100 năm qua, nhưng vẫn còn nhiều điều bí ẩn về thai sản và sự phát triển của thai nhi. Do đó chúng tôi xin nhắc bạn lưu ý rằng thông tin được trình bày có thể không chính xác để áp dụng cho từng thai kỳ hoặc trẻ em.
Đã chứng nhận:
Bao Tri Tran (1 June 2023)
Nguồn:
- 39 Weeks Pregnant - The Endowment of Human Development
- 39 Weeks Pregnant - Third Trimester - National Health Service
- Parenting Without Punishment: A Humanist Perspective, Part 1, Psychology Today
- Why Punishment Doesn’t Work, Evolutionary Parenting
- Keith Moore, The Developing Human: Clinically Oriented Embryology, 10th Edition, Elsevier Publishing, 2016