Tuần thứ 12 của thai kỳ
Cập nhật thông tin thai kỳ hàng tuần
con của mẹ hiện có thể khép các ngón tay bé nhỏ và nắm tay lại một chút. Và chúc mừng mẹ, giờ đây mẹ có thể đi vệ sinh ít thường xuyên hơn trước đây trong vài tuần.
Sự phát triển của con của mẹ
Khoảng hai tuần trước, con của mẹ bắt đầu hít vào thở ra nước ối xung quanh mình, và bây giờ bé đã hít thở nhuần nhuyễn hơn. Bằng cách này, thai nhi đang xây dựng khả năng thở khi chào đời. Còn từ bây giờ cho đến đến lúc sinh, oxy đến từ sự tuần hoàn máu của mẹ qua nhau thai.
Phát triển các phản xạ: Do não tăng kích thước và độ phức tạp, con của mẹ sẽ bắt đầu phát triển phản xạ. Đồng thời trong giai đoạn này, nếu mẹ vỗ nhẹ vào bụng, con của mẹ có thể thực hiện một số chuyển động để đáp trả, mặc dù mẹ chưa có thể cảm nhận được.
Hệ tiêu hóa: Trong tuần này, hệ tiêu hoá của con của mẹ bắt đầu hoạt động bằng cách cử động các cơ của ruột.
Phân đầu tiên: Khi đường tiêu hóa bắt đầu hoạt động, con của mẹ học cách nuốt nước ối. Tuy nhiên, chất lỏng này không hoàn toàn sạch và có chứa một số mảnh mô nhỏ. Qua thời gian, chất thải này tích tụ bên trong ruột của thai nhi và sau khi bé được chào đời, chất thải này sẽ trở thành phân đầu tiên, một chất nhầy màu đen gọi là phân su.
Các hợp chất khác mà con của mẹ nuốt vào được chuyển trở lại hệ tuần hoàn máu của mẹ bằng cách đi qua màng nhau.
Sự di chuyển của ruột: Ở tuần thứ 8, ruột của con của mẹ đã phát triển ra khỏi khoang ổ bụng và trở thành một phần của dây rốn. Tuần này, ruột đang di chuyển trở lại ở trong ổ bụng nơi chúng sẽ ở lại đây mãi mãi.
Móng tay: Trên những ngón tay nhỏ bé của con của mẹ , những chiếc móng nhỏ bắt đầu phát triển.
Sự thay đổi của mẹ
Khi mẹ đã trải qua tam cá nguyệt đầu tiên, các triệu chứng trước đây của mẹ có thể bị thay thế bởi các triệu chứng mới. Mặc dù bây giờ mẹ có thể đi tiểu ít hơn nhưng sau đó nó sẽ tăng trở lại.
Tiết dịch âm đạo: Có thể mẹ sẽ bị tăng dịch tiết âm đạo nhưng không cần phải lo lắng. Đó là điều bình thường và giúp con của mẹ ngăn ngừa nhiễm trùng.
Táo bón: Không phải tất cả phụ nữ đều bị táo bón nhưng tình trạng này khá phổ biến và có thể làm cho mẹ cảm thấy khó chịu. Mẹ có thể cảm thấy đau bụng hoặc đau quặn bụng. Nếu mẹ bị đau bụng không tự giảm đi, trở nên nghiêm trọng hoặc kèm theo chảy máu âm đạo hoặc các triệu chứng khác, mẹ cần phải gặp nữ hộ sinh hoặc bác sĩ.
Trào ngược dạ dày thực quản: Mẹ có thể bị trào ngược dạ dày thực quản. Nguyên nhân là do dạ dày của mẹ khó tiêu hóa thức ăn cay, béo và nhiều dầu mỡ. Đó thường là kết quả của các hormone khiến các cơ trong dạ dày giãn ra để giúp việc sinh nở dễ dàng hơn. Tử cung ngày càng lớn sẽ càng ép dạ dày của mẹ và đẩy axit dạ dày trào ngược vào thực quản.
Thêm vào đó, mẹ có thể gặp các triệu chứng sau: đau đầu, tiết nhiều nước bọt, đầy hơi, khứu giác tăng cao.
Những điều mẹ nên làm
Giảm lượng thức ăn trong mỗi bữa ăn, bù lại bằng việc ăn nhiều bữa hơn và ăn chậm rãi. Uống đủ nước. Cung cấp cho cơ thể thực phẩm có lợi, bao gồm rau và trái cây tươi, đó là cách tốt nhất để chống lại trào ngược dạ dày thực quản.
Trong khi mang thai mẹ nên lưu ý rằng mẹ cần thêm khoảng 300 calo mỗi ngày, bằng khoảng 2 quả bơ nhỏ hoặc 2kg dưa chuột.
Xin vui lòng xác nhận
Chúng tôi cố gắng đưa ra những thông tin cập nhật chính xác nhất có thể, cho dù có những tiến bộ vượt bậc trong hơn 100 năm qua, nhưng vẫn còn nhiều điều bí ẩn về thai sản và sự phát triển của thai nhi. Do đó chúng tôi xin nhắc bạn lưu ý rằng thông tin được trình bày có thể không chính xác để áp dụng cho từng thai kỳ hoặc trẻ em.
Đã chứng nhận:
Bao Tri Tran (1 June 2023)