Tải ứng dụng

Khám thai lần tiếp theo

Theo dõi thai kỳ

Khám thai lần tiếp theo

Từ tuần thứ 35, bác sĩ cũng có thể kiểm tra cổ tử cung của mẹ để kiểm tra liệu đã mở ra chưa và mẹ có sinh thường được hay không. Ngoài ra, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B. 

Bác sĩ sẽ dùng một que gòn phết mẫu từ âm đạo và một que gòn khác lấy mẫu từ trực tràng để sàng lọc vi khuẩn có tên là Streptococcus nhóm B (GBS). Vi khuẩn này có ảnh hưởng ở khoảng 25% phụ nữ. Đối với mẹ, chúng vô hại nhưng đối với trẻ sơ sinh, nó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng  cho bé. 

Nếu kết quả là dương tính, khả năng nó gây hại cho em bé là chỉ 1 trên 200. Do tỷ lệ rủi ro thấp, nhiều bệnh viện có thể không khuyến nghị thực hiện xét nghiệm này một cách thường quy trong quy trình khám thai. Tuy nhiên, nó vẫn được coi là một nguy cơ có thể tránh bằng thuốc đơn giản khi sinh, các phụ nữ có thai nên thực hiện. 

Những điều cần khám trong lần này:

Chuẩn bị các thắc mắc của mẹ trước khi gặp bác sĩ: 

  1. Khi nào mẹ sẽ nhận được kết quả xét nghiệm liên cầu khuẩn?
  2. Cần điều trị gì nếu kết quả xét nghiệm dương tính?
  3. Mẹ có cần điền vào bất kỳ biểu  mẫu nào của bệnh viện bây giờ không?
  4. Khả năng sinh mổ có cao không và làm thế nào để vẫn được sinh thường?
  5. Nếu mẹ sinh con trai, ưu và nhược điểm của cắt bao quy đầu là gì? 

Đã chứng nhận:

Bao Tri Tran (1 June 2023)

Tải ứng dụngỨng dụng theo dõi thai kỳ hàng ngày & Nuôi dạy con

Ứng dụng theo dõi thai kỳ hàng ngày & Nuôi dạy con

Xếp hạng 4.9 sao từ hơn 10.000 bài đánh giá

Xếp hạng 4.9 sao từ hơn 10.000 bài đánh giá