Những điều cần biết về tính khí của trẻ
Chuẩn bị cho tương lai
Trong khi một số trẻ có tính cách dễ đoán, điềm tĩnh và dễ uốn nắn, những trẻ khác có thể khó hơn và việc kiểm soát cảm xúc hay thể hiện cảm xúc cũng khó khăn hơn.
Một số nhà tâm lý học cho rằng những khác biệt này là do tính khí của trẻ.
Giới thiệu ngắn gọn về tính khí
Tính khí là khuôn mẫu hành vi của một người có từ khi sinh ra, quyết định cách họ phản ứng với các tình huống, thể hiện bản thân và điều chỉnh cảm xúc của họ. Đó là bản chất cơ bản của con người.
Mỗi bé được sinh ra với những đặc điểm tính khí nhất định. Trẻ thể hiện những đặc điểm này qua cách tiếp cận các tình huống, phản ứng với các tác động và trải nghiệm thế giới xung quanh.
Các đặc điểm của tính khí
Các nhà tâm lý học đã xác định 9 đặc điểm tính khí mà một đứa trẻ thể hiện.
- Cường độ hoạt động: Mức độ hoạt động thể chất của trẻ
- Nhịp sinh học: Sự đều đặn trong thói quen ăn ngủ
- Tính kiên trì/ sự tập trung: Khả năng bé tập trung đối với thử thách
- Sự sao nhãng: Liệu bé có dễ bị phân tâm không
- Tiếp cận/ thoái lui: Cách bé phản ứng với những tình huống mới thích thú hay rút lui
- Khả năng thích nghi: Cách trẻ đối phó với những thay đổi trong thói quen, môi trường mới hoặc cách trẻ vượt qua cảm xúc buồn bã.
- Chất lượng cảm xúc: thời gian bé trải qua tâm trạng vui vẻ, dễ chịu so với việc quấy khóc, cáu kỉnh hoặc chống đối người khác
- Độ nhạy cảm: Cách bé phản ứng với thay đổi cảm nhận từ các giác quan, bao gồm ánh sáng, âm thanh, kết cấu, hương vị và mùi vị
- Mức độ phản ứng: Mức độ năng lượng khi bé thể hiện cảm xúc
Về cơ bản, mỗi trẻ sẽ biểu hiện một khuôn mẫu nhất định cho mỗi đặc điểm. Ví dụ, trẻ có thể có hoạt động thể chất mạnh, thể hiện cảm xúc mãnh liệt và kiên trì khi đối mặt với những nhiệm vụ thách thức và có thể ít bị phân tâm hơn.
Các loại tính khí chính và cách quản lý chúng
Các nhà tâm lý học tiếp tục nhóm 9 đặc điểm tính khí này thành 3 loại chính:
Dễ chịu (linh hoạt): Đây là kiểu tính khí của những trẻ dễ tính, vui vẻ, điềm tĩnh và dễ thích nghi. Khoảng 40% trẻ có tính khí dễ chịu: chúng dễ dàng tiếp cận và dễ dàng thích nghi với các tình huống mới, phản ứng nhẹ nhàng với mọi thứ, có tâm trạng chung tích cực và có thói quen ngủ/thức và ăn uống đều đặn.
Năng động và nóng nảy (khó chịu): Loại tính khí này thường thấy ở những đứa trẻ rất hiếu động, quấy khóc và có những phản ứng tích cực hoặc tiêu cực mạnh mẽ. Khoảng 10% trẻ em được phân loại trong nhóm tính khí khó chiều này. Những trẻ này thường thoái lui khỏi những tình huống mới và chúng có những phản ứng dữ dội, thói quen bất thường và tâm trạng tiêu cực. Chúng thường hay khóc kéo dài và thường xuyên, đồng thời có thể có thói quen ăn ngủ thất thường. Những đứa trẻ nóng nảy khiến bố mẹ đặt câu hỏi về khả năng chăm sóc con cái của họ, đó là lý do tại sao chúng được gọi là những đứa trẻ khó chiều trong các bài báo khoa học. Tuy nhiên, chúng thường có những đặc điểm đáng giá như sự mạnh mẽ, kiên trì và quyết đoán.
Chậm khởi động (thận trọng): Kiểu tính khí này gặp ở 5-15% trẻ em. Những trẻ này rút lui hoặc thích nghi rất chậm với những điều mới, ít hoạt động, thường bộc lộ nhiều cảm xúc tiêu cực và có thể do dự hoặc sợ hãi trong những tình huống không quen thuộc.
Trẻ phản ứng chậm có thể không phản ứng tốt với những thay đổi như có người chăm sóc mới hoặc sự thay đổi các thói quen hàng ngày. Chúng thường thích quan sát tình huống một lúc trước khi tham gia và không thích bị ép buộc làm bất cứ việc gì. Mọi người cho rằng những đứa trẻ này nhút nhát hoặc rất nhạy cảm.
Phản ứng của bố mẹ quan trọng như thế nào?
Với tư cách là người chăm sóc, trách nhiệm của bố mẹ là thấu hiểu tính khí của con. Việc điều chỉnh thái độ và kỳ vọng của bố mẹ dựa trên hiểu biết của về tính khí của con của mẹ sẽ phù hợp với loại tính khí của con.
Nói cách khác, mẹ nên thích nghi với con mình, không phải theo cách ngược lại. bố mẹ với tư cách là người lớn có thể và nên dựa trên hiểu biết của mình về tính khí và nhu cầu đặc biệt của con, điều chỉnh kỳ vọng của bố mẹ đối với trẻ và tạo môi trường phù hợp để con của mẹ phát triển, không phải để điều chỉnh tính khí. Theo thời gian, với sự hỗ trợ của bố mẹ, con sẽ hiểu bản thân và có thể kiểm soát tính khí của mình để thích nghi với cuộc sống hàng ngày.
Ví dụ: nếu bố mẹ hiểu rằng con của mẹ cần quan sát những trẻ khác trong sân chơi trước khi tham gia cùng chúng, bố mẹ có thể hỗ trợ bằng cách giải thích về những gì những trẻ khác đang làm và cùng lúc, nhẹ nhàng khuyến khích con chơi cùng các bạn nếu con muốn.
Không phải mọi trẻ đều thuộc một trong ba loại tính khí
Bố mẹ có thể nghĩ rằng tất cả trẻ em đều phù hợp với một trong ba loại tính khí, nhưng thực tế không phải vậy. Trên thực tế, rất nhiều trẻ có đặc điểm của nhiều hơn một trong ba loại tính khí chính đó.
Vì vậy, tốt hơn hết bố mẹ nên hiểu cách mỗi trẻ biểu hiện các đặc điểm tính khí, giúp bố mẹ biết nhu cầu và hành vi riêng của chúng. Ví dụ, con có thể phản ứng dữ dội nhưng vẫn rất đều đặn trong thói quen ngủ/thức và bú. Bảng dưới đây cho thấy mối quan hệ giữa các đặc điểm khí chất và các dạng tính khí khác nhau.