Tải ứng dụng

Phát triển tâm lý trong suốt cuộc đời

Sự phát triển sớm của trẻ

Phát triển tâm lý trong suốt cuộc đời

Lý thuyết nổi tiếng của Erik Erikson giải thích 8 giai đoạn học hỏi và phát triển mà con của mẹ sẽ trải qua. Trong ba giai đoạn đầu tiên (0-5 tuổi), não của bé phát triển mạnh nhất và mẹ đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách của con của mẹ .  

Dưới đây là 8 giai đoạn học tập và phát triển theo lý thuyết của Erikson: 

1) Tin tưởng và Ngờ vực, Giai đoạn 1-2 tuổi
Khi còn là trẻ sơ sinh, trẻ tự hỏi liệu mình có thể tin tưởng vào thế giới không và băn khoăn liệu thế giới này có an toàn không. Trẻ học được rằng nếu chúng có thể tin tưởng vào ai đó bây giờ thì chúng có thể tin tưởng vào người khác trong tương lai. Nếu chúng cảm thấy sợ hãi, chúng sẽ nghi ngờ và mất niềm tin. Chìa khóa cho sự phát triển của trẻ chính là mẹ.

2) Tự chủ và Xấu hổ – Nghi ngờ, Mầm non (2-4 tuổi)
Trong thời thơ ấu, trẻ trải nghiệm bản thân và khám phá cơ thể mình. Chúng tự hỏi: Ta có thể là chính mình không? Nếu được phép khám phá bản thân thì trẻ sẽ phát triển sự tự tin. Nếu không, bé sẽ phát triển sự xấu hổ và nghi ngờ bản thân. Cả bố và mẹ lúc này đều đóng một vai trò quan trọng. 

3) Chủ động và Mặc cảm tội lỗi, Tuổi mẫu giáo (4-5 tuổi)
Ở trường mầm non, trẻ chủ động và thử nhiều điều mới lạ và học hỏi các nguyên tắc cơ bản như cách lăn của các vật có hình tròn. Chúng tự hỏi: Ta làm như vậy có ổn không? Nếu được khuyến khích, trẻ có thể làm theo sở thích của mình. Nếu bị cấm và bị nói rằng những gì đang làm là ngớ ngẩn, trẻ có thể cảm thấy tội lỗi. Trẻ đang học hỏi từ tất cả thành viên trong gia đình.

4) Sự chăm chỉ, cần cù và Thiếu tự tin, kém cỏi, Trẻ ở tuổi đi học (5-12 tuổi)
Bây giờ trẻ khám phá các sở thích của chính mình và nhận ra rằng chúng khác với những người khác. Trẻ muốn chứng tỏ rằng trẻ có thể làm tốt mọi việc. Trẻ sẽ hỏi nếu chúng có thể làm điều này hay điều kia không. Nếu trẻ nhận được sự công nhận từ thầy cô giáo hoặc các bạn cùng lớp, trẻ sẽ trở nên siêng năng, hay được gọi là sự chăm chỉ. Nếu trẻ nhận được quá nhiều phản hồi tiêu cực, chúng bắt đầu cảm thấy kém cỏi và mất hết động lực. Những người xung quanh và nhà trường lúc này ảnh hưởng đến trẻ nhiều nhất. 

5) Khẳng định bản thân và Nhầm lẫn vai trò, Vị thành niên (13-19 tuổi)
Ở tuổi vị thành niên, trẻ vị thành niên biết rằng chúng có vai trò xã hội khác nhau. Trẻ vị thành niên là bạn bè, sinh viên, trẻ em và công dân. Nhiều trẻ vị thành niên trải qua khủng hoảng bản sắc cá nhân. Nếu lúc này bố mẹ cho phép chúng ra ngoài và khám phá, chúng có thể tìm thấy một bản sắc của bản thân. Nếu bố mẹ bắt ép chúng tuân theo quan điểm của họ, chúng có thể bối rối về vai trò và cảm thấy lạc lối. Chìa khóa cho việc học tập của trẻ vị thành niên là bạn bè và hình mẫu của chúng. 

6) Gắn bó và Cô lập, Độ tuổi mới trưởng thành (20-40 tuổi)
Khi còn trẻ, người thanh niên dần hiểu mình là ai và chúng bắt đầu buông bỏ những mối quan hệ chúng đã xây dựng trước đó để thích nghi. Chúng tự hỏi mình có thể yêu không? Nếu có thể gắn bó lâu dài, chúng tự tin và hạnh phúc. Nếu chúng không thể thiết lập được mối quan hệ mật thiết, chúng có thể cảm thấy bị cô lập và cô đơn. Bạn bè cũng như bạn đời lúc này là trung tâm cho sự phát triển của chúng. 

7) Sáng tạo và Trì trệ, Tuổi trung niên (40-65 tuổi)
Khi bắt đầu bước vào tuổi 40, ở lứa tuổi trung niên chúng trở nên thoải mái, sử dụng thời gian rảnh rỗi một cách sáng tạo và bắt đầu đóng góp cho xã hội. Mối quan tâm của chúng lúc này là việc giúp đỡ xã hội. Nếu chúng nghĩ rằng chúng có thể dẫn dắt thế hệ tiếp theo vào thế giới này, chúng cảm thấy hạnh phúc. Nếu chúng không giải quyết một số mâu thuẫn trong các giai đoạn trước, chúng có thể trở nên bi quan và cảm thấy trì trệ. Những người đóng vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển trong giai đoạn này là người trong nhà và nơi làm việc. 

8) Cái tôi toàn vẹn và Thất vọng, Tuổi cao niên (65-qua đời)
Khi già đi, người già thường có xu hướng sống chậm lại và bắt đầu nhìn lại suy ngẫm về cuộc đời mình. Người già tự hỏi: những gì tôi đã làm liệu có tốt không? Nếu chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã làm tốt, chúng ta phát triển cảm giác hài lòng và cảm thấy trọn vẹn. Nếu không, chúng ta có thể cảm thấy tuyệt vọng và trở nên bất mãn và thất vọng. Đấy là lúc chúng ta so sánh chúng ta với toàn nhân loại. 

Giới thiệu về Erik Erikson
Erik Erikson là một nhà tâm lý học người Mỹ gốc Đức và vợ ông là Joan, được biết đến với công trình nghiên cứu về sự phát triển tâm lý xã hội. Ông chịu ảnh hưởng của Sigmund và Anna Freud và trở nên nổi tiếng nhờ thuật ngữ “khủng hoảng bản sắc”. Mặc dù Erikson không hề có bằng cử nhân, nhưng ông đã từng là giáo sư giảng dạy ở đại học Harvard và đại học Yale.

8 Stages of Development by Erik Erikson

Tải ứng dụngỨng dụng theo dõi thai kỳ hàng ngày & Nuôi dạy con

Ứng dụng theo dõi thai kỳ hàng ngày & Nuôi dạy con

Xếp hạng 4.9 sao từ hơn 10.000 bài đánh giá

Xếp hạng 4.9 sao từ hơn 10.000 bài đánh giá