Sắt đóng vai trò gì trong thai kỳ?
Dinh dưỡng
Sắt rất quan trọng trong hoạt động của cơ thể trong cuộc sống hàng ngày từ việc tạo ra các tế bào hồng cầu và tế bào cơ cho đến loại bỏ carbon dioxide ra khỏi cơ thể.
Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ khuyến cáo lượng sắt tiêu thụ hàng ngày đối với các sản phụ là 30mg/ngày.
Sắt giúp ích như thế nào?
Chức năng chính của sắt là giúp hình thành các tế bào hồng cầu khỏe mạnh để phân phối oxy đi khắp cơ thể. Khi mang thai, lượng máu của mẹ sẽ tăng tới 50%. Mẹ cần bổ sung nhiều sắt hơn để tạo ra đủ lượng hồng cầu. con của mẹ phụ thuộc vào chất dinh dưỡng của mẹ, bao gồm cả chất sắt mà con cần để tạo hồng cầu. Sắt cũng rất quan trọng trong việc sản xuất myoglobin, một loại protein cung cấp oxy cho cơ. Thiếu sắt khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ sinh nhẹ cân, sinh non và các vấn đề về tim mạch, vì vậy bổ sung đủ sắt là điều rất quan trọng.
Đâu là nguồn cung cấp sắt tốt?
Rau bó xôi: Mẹ có thể nhận được một lượng sắt lớn theo khuyến nghị hàng ngày từ một chén rau bó xôi nấu chín, cung cấp khoảng 6.5 mg sắt.
Ngũ cốc tăng cường chất sắt: Ngũ cốc chứa một lượng sắt tốt. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại ngũ cốc tăng cường đều có nhiều chất sắt, vì vậy điều quan trọng là mẹ phải đảm bảo chọn đúng loại ngũ cốc giàu chất sắt.
Đậu: Nhiều loại đậu có chứa hàm lượng sắt rất cao. Đậu là một nguồn cung cấp chất sắt (và đạm) dồi dào, đặc biệt đối với những người ăn chay không nhận đủ lượng sắt khuyến nghị trong khẩu phần ăn hàng ngày của họ.
Thịt đỏ: Thịt đỏ có chứa hàm lượng sắt rất cao nhưng ngoài những lợi ích từ chất sắt trong thịt đỏ thì cần phải cân nhắc vì thịt đỏ không có lợi cho sức khỏe. Vì vậy mẹ cần cân nhắc trước khi lựa chọn thịt đỏ để bổ sung sắt trong thai kỳ.
Mẹ có nên uống bổ sung chất sắt hay không?
Theo các chuyên gia kiểm soát dịch bệnh của CDC, mẹ nên bắt đầu bổ sung sắt liều thấp (30mg mỗi ngày) ngay từ ngày hẹn khám đầu tiên. Bác sĩ có thể đề nghị mẹ bổ sung sắt, mặc dù trong hầu hết các trường hợp, vitamin tổng hợp trước sinh cũng có đủ hàm lượng sắt.
Mẹ nên lưu ý rằng táo bón là một tác dụng phụ thường gặp của uống bổ sung sắt. Bổ sung nhiều chất xơ (bánh mì nguyên hạt, ngũ cốc, trái cây và rau củ), tăng lượng nước uống và tăng cường tập thể dục nhẹ nhàng để phòng ngừa táo bón.
Đã chứng nhận:
Bao Tri Tran (1 June 2023)