Táo bón khi mang thai
Chăm sóc mẹ bầu
Hầu hết các mẹ đều bị táo bón vào một thời điểm nào đó trong thai kỳ. Vì vậy, việc các mẹ ít nhiều gặp phải triệu chứng này là điều khá bình thường.
Táo bón xảy ra khi có đau bụng hoặc khó chịu. Phân khó, không đều và cứng.
Nguyên nhân gây táo bón khi mang thai là gì?
Táo bón ở mẹ bầu gây ra bởi các hormone ảnh hưởng đến việc thư giãn cơ ruột và áp lực của tử cung đang đè lên ruột. Điều này khiến thức ăn và chất thải di chuyển chậm hơn trong hệ tiêu hóa.
Những nguyên nhân phổ biến khác có thể gây táo bón khi mang thai:
- Lo lắng và lo âu
- Ít hoạt động thể chất
- Chế độ ăn ít chất xơ
- Uống bổ sung sắt có thể gây táo bón ở một số mẹ
Làm thế nào để ngăn ngừa và điều trị chứng táo bón khi mang thai?
Dưới đây là một số điều mẹ có thể làm để giúp ngăn ngừa và điều trị táo bón khi mang thai:
- Bổ sung chất xơ vào chế độ ăn như trái cây, rau xanh và các loại ngũ cốc
- Uống nhiều nước, lí tưởng là 10 đến 12 cốc nước mỗi ngày. Kết hợp thực phẩm nhiều chất xơ và uống nhiều nước. Đó là cách tốt nhất giúp mẹ loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể.
- Vận động nhẹ nhàng thường xuyên: Đi bộ, bơi lội hoặc các bài tập vừa phải khác có thể kích thích nhu động ruột làm việc tốt hơn.
- Thay đổi cách bổ sung sắt. Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc kiểm tra nồng độ sắt trong máu và chỉ định liều lượng sắt bổ sung phù hợp trong khi mang thai nếu gặp tình trạng táo bón
Khi nào mẹ nên đi khám bác sĩ?
Nếu mẹ đã thay đổi chế độ ăn uống bổ sung và vận động nhiều hơn nhưng tình trạng táo bón không được cải thiện, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Các mẹ không nên uống thuốc nhuận tràng trừ trường hợp có kê đơn của bác sĩ.
Đã chứng nhận:
Bao Tri Tran (1 June 2023)