Tải ứng dụng

Tuần thai kỳ thứ 24

Theo dõi thai kỳ

Tuần thai kỳ thứ 24

con của mẹ bắt đầu tương tác nhiều hơn với âm thanh lớn và có thể nháy mắt khi mẹ vỗ tay. Bụng mẹ to dần lên từng ngày do vậy da cũng bị căng và có thể gây ngứa.

Sự phát triển của con của mẹ
Lúc này con của mẹ nặng khoảng 600g và dài khoảng 33cm – kích thước bằng một bắp ngô. Làn da của bé lúc này có màu hồng do các mạch máu đang phát triển. Lông mi, lông mày và tóc không màu đã xuất hiện, màu sắc của chúng sẽ sớm hình thành khi nhận được sắc tố.

Nhạy cảm với âm thanh: Ở giai đoạn này, tai trong đã đạt kích thước và hình dạng như người trưởng thành, con của mẹ có thể nghe tốt hơn và nhạy cảm hơn với âm thanh. Vì vậy, mẹ có thể nhận thấy con của mẹ lúc này chuyển động thường xuyên hơn và chủ yếu là để đáp lại giọng của mẹ. 

Phổi: Phổi của con của mẹ đang bắt đầu tiết ra chất hoạt động bề mặt, một chất màng phủ trên bề mặt của phế nang, giữ cho phổi căng, ngăn xẹp và dính vào nhau khi giảm thể tích xuống. Ở thời điểm này, lượng chất này chỉ có một lượng rất ít, thai nhi sinh ra trong giai đoạn này không có khả năng sống sót. 

Phản ứng chớp mắt hồi đáp: Khi con của mẹ sợ hãi hoặc giật mình khi nghe thấy tiếng động lớn, mắt bé sẽ chớp để phản ứng lại. Hiện tượng này được gọi là phản ứng chớp mắt, một phản xạ thường được phát triển sớm hơn ở các bé gái trong giai đoạn thai. Các mẹ nên lưu ý rằng tiếng động quá lớn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con của mẹ do làm tăng nhịp tim, kích thích bé nuốt quá mức.

Sự thay đổi của mẹ
Mẹ có thể có nhiều thay đổi trong giai đoạn này bao gồm ngứa bụng, vết sọc nâu trên bụng và rạn da. 

Phù: Mẹ có thể bị phù mắt cá chân và các ngón tay do giữ nước và tắc nghẽn các tĩnh mạch lớn khi tử cung ngày càng lớn. Bên cạnh đó, mẹ có thể thấy ngứa ở lòng bàn tay. Tình trạng này thường là kết quả của việc tích nước gây phù và tăng áp lực lên ống cổ tay. 

Thận: Thận của mẹ đang phải làm việc cật lực trong việc lọc một lượng máu nhiều hơn trước để hỗ trợ sự phát triển của con của mẹ

Da bị căng: Do kích thước bụng ngày càng to, da vùng bụng căng ra và có thể gây cảm giác ngứa. Sau đây là 3 cách mẹ có thể làm để giảm ngứa:

Những việc mẹ có thể làm
Mặc dù một tiếng ồn có cường độ trong giới hạn cho phép không gây nguy hiểm và có thể giúp con của mẹ dễ ngủ, nhưng tiếng ồn quá mức sẽ không tốt vì làm cho mẹ căng thẳng, tăng nhịp tim và gây nuốt quá mức. Nếu mẹ sống và làm việc gần ga tàu, đường phố ồn ào hoặc những nơi có nguồn tiếng động lớn khác, nên cân nhắc cải tạo không gian sống hoặc thay đổi lối sống của mình để giảm mức độ tiếng ồn.

Xin vui lòng xác nhận
Chúng tôi cố gắng đưa ra những thông tin cập nhật chính xác nhất có thể, cho dù có những tiến bộ vượt bậc trong hơn 100 năm qua, nhưng vẫn còn nhiều điều bí ẩn về thai sản và sự phát triển của thai nhi. Do đó chúng tôi xin nhắc bạn lưu ý rằng thông tin được trình bày có thể không chính xác để áp dụng cho từng thai kỳ hoặc trẻ em.

Tải ứng dụngỨng dụng theo dõi thai kỳ hàng ngày & Nuôi dạy con

Ứng dụng theo dõi thai kỳ hàng ngày & Nuôi dạy con

Xếp hạng 4.9 sao từ hơn 10.000 bài đánh giá

Xếp hạng 4.9 sao từ hơn 10.000 bài đánh giá