Tuần thai kỳ thứ 30
Theo dõi thai kỳ
con của mẹ bây giờ có thể đã xoay sang tư thế lý tưởng để sinh tự nhiên.
Khi ngày dự sinh đến gần, mẹ có thể cảm thấy lo lắng cùng với sự thay đổi trong việc ngủ, mẹ có thể có những giấc mơ sinh động.
Sự phát triển của con của mẹ
Mỗi ngày cơ thể bé sẽ tích trữ thêm mỡ để giữ ấm. Lúc này con của mẹ nặng khoảng 1.5 kg và dài khoảng 40cm – kích thước bằng một củ cải trắng.
Biểu cảm khuôn mặt: Lúc này con của mẹ phản ứng với thức ăn có vị đắng bằng cách biểu cảm khuôn mặt, điều này có nghĩa là phản xạ giữa vị giác và cơ mặt bắt đầu được thiết lập.
Hệ thống miễn dịch: Để chuẩn bị bước ra thế giới bên ngoài, con của mẹ đang xây dựng hệ thống miễn dịch của mình bằng cách tiếp nhận một số kháng thể từ mẹ. Người ta tin rằng hệ thống miễn dịch của trẻ hoạt động tốt hơn trong môi trường quen thuộc với cả mẹ và bé. Vì vậy, nơi an toàn nhất cho con của mẹ sau sinh chính là nhà của mẹ.
Đầu hướng xuống dưới : Cho đến lúc này, hầu hết trẻ đã bắt đầu vào tư thế xoay đầu xuống dưới, điều này sẽ dễ dàng hơn cho quá trình sinh tự nhiên. Nếu con của mẹ không xoay đầu xuống, mẹ có thể cần phải chuẩn bị cho tình huống sinh ngôi mông. Khoảng 3-5% phụ nữ mang thai đủ tháng (37-40 tuần) sinh ngôi mông và hầu hết trong số họ được sinh mổ vi an toàn hơn so với sinh thường.
Thị lực: Mặc dù mắt vẫn đang trưởng thành nhưng chúng đã ở đúng vị trí. Lúc này, thị lực vẫn còn kém, nhưng con của mẹ có thể mở mắt. Thị giác sẽ tiếp tục được cải thiện khi còn trong tử cung và quá trình cải thiện sẽ ngày càng nhanh để đạt đến giai đoạn mà con của mẹ có thể quan sát các vật thể chuyển động theo chiều dọc và chiều ngang trong những tuần tiếp theo.
Quá trình tạo hồng cầu: Vào cuối tuần này, tủy xương, một chất lỏng bên trong xương đã đủ trưởng thành để trở nên nơi sản xuất chính để tạo các hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Các tế bào hồng cầu giúp vận chuyển oxy; các tế bào bạch cầu giúp chống lại nhiễm trùng, trong khi các tiểu cầu giúp đông máu và phòng chống chảy máu quá nhiều khi con của mẹ bị thương.
Sự thay đổi của mẹ
Lúc này bụng của mẹ ngày càng lớn dần lên và đi tiểu thường xuyên hơn, mẹ sẽ càng khó có những giấc ngủ ngon. Mẹ có thể mơ nhiều hơn và nhớ rõ ràng mỗi khi thức dậy. Thêm vào đó, sự căng thẳng và lo lắng khiến những giấc mơ sinh động đó có thể trở nên đáng sợ.
Hãy thảo luận với chồng hoặc bác sĩ về những giấc mơ để trút bỏ phần nào những lo lắng của mẹ.
Những việc mẹ có thể làm
Khi ngày dự sinh càng đến gần, mẹ có thể muốn đọc và tìm hiểu thêm về quá trình phát triển sớm của trẻ hoặc cách con của mẹ và những trẻ khác phát triển thể chất và tinh thần một cách toàn diện. Một trong số các chủ đề mà nhiều mẹ quan tâm có thể là giai đoạn phát triển quan trọng của não bộ.
Giai đoạn quan trọng cho sự phát triển của não bộ: Những trải nghiệm ban đầu của con của mẹ , đặc biệt trong ba năm đầu đời sẽ tạo nên nền tảng cho việc học tập, hành vi và sức khỏe của con. Trong suốt giai đoạn quan trọng này, bộ não của con của mẹ kết nối hàng triệu tế bào thần kinh mỗi giây.
Mẹ có thể giúp phát triển những kết nối thần kinh này bằng cách tương tác qua lại với con của mẹ , một quá trình được gọi là cung cấp và trả lại. Vì vậy, bất cứ khi nào con bập bẹ, dùng cử chỉ hoặc khóc, mẹ hãy đáp lại bằng ánh mắt, lời nói, nụ cười hoặc cái ôm.
Xin vui lòng xác nhận
Chúng tôi cố gắng đưa ra những thông tin cập nhật chính xác nhất có thể, cho dù có những tiến bộ vượt bậc trong hơn 100 năm qua, nhưng vẫn còn nhiều điều bí ẩn về thai sản và sự phát triển của thai nhi. Do đó chúng tôi xin nhắc bạn lưu ý rằng thông tin được trình bày có thể không chính xác để áp dụng cho từng thai kỳ hoặc trẻ em.
Đã chứng nhận:
Bao Tri Tran (1 June 2023)
Nguồn:
- Pregnancy Dreams, American Pregnancy,
- The Endowment of Baby Development
- How Pregnancy Can Affect Your Dream, Sleep Foundation
- Baby’s Brain Begins Now: Conception to Age 3, The Urban ChildInstitute
- Breech Birth, Wikipedia,
- Serve and Return, Center on the Developing Child
- Fetal development: The 3rd trimester, Mayo Clinic