Tải ứng dụng

Các phương pháp giảm đau khi sinh thường

Chuyển dạ

Các phương pháp giảm đau khi sinh thường

Đối với con đầu lòng, cơn đau chuyển dạ và phản ứng của mẹ khó có thể dự đoán. Vì lý do này, tốt hơn hết mẹ nên tìm hiểu các phương pháp giảm đau khi sinh.

Ngoài các cách giảm đau tự nhiên như kỹ thuật TENS, sinh dưới nước hoặc tiêm nước vô trùng (SWI), có ba lựa chọn giảm đau chính: gây tê ngoài màng cứng, khí nitơ oxit và tiêm pethidine.

Gây tê ngoài màng cứng
Đây là một loại kỹ thuật gây tê vùng đặc biệt. Thủ thuật làm gây tê các dây thần kinh nhằm ức chế dẫn truyền thần kinh từ ống sống đến não. 

Mặc dù gây tê ngoài màng cứng có thể giúp giảm đau tốt nhưng không phải lúc nào có cũng hiệu quả 100% trong quá trình chuyển dạ.

Một tác dụng phụ chính của gây tê ngoài màng cứng là chúng có thể kéo dài giai đoạn thứ hai của quá trình chuyển dạ – giai đoạn sổ thai – vì mẹ có thể không cảm nhận được các cơn gò của mình và không biết khi nào thì nên rặn. Mẹ nên lưu ý rằng cơ thể mẹ cũng thực sự rặn nhưng nó có thể lâu hơn vì mẹ có thể không có cảm giác thôi thúc và không chịu đựng được. 

Nếu mất quá nhiều thời gian, kẹp forceps hoặc giác hút có thể được sử dụng để giúp đưa đầu bé ra ngoài. Đây là lý do tại sao, đôi khi thuốc gây tê được sử dụng ít hơn vào cuối để mẹ có thể đẩy bé ra ngoài một cách tự nhiên. Một tác dụng phụ khác là mẹ bị sốt và sau đó phải dùng thuốc kháng sinh phổ rộng có thể gây ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn của trẻ khi sinh.

Bác sĩ gây mê là người duy nhất có thể thực hiện thủ thuật gây tê ngoài màng cứng. Nếu mẹ nghĩ rằng mẹ cần gây tê ngoài màng cứng, hãy kiểm tra liệu bệnh viện có thể thực hiện thủ thuật này không. Lý do bệnh viện không thể cung cấp hoặc đề nghị phương pháp gây tê ngoài màng cứng là do thiếu bác sĩ gây mê. Vì lý do tương tự, gây tê ngoài màng cứng không thể được thực hiện khi sinh tại nhà. 

Nitơ oxit (khí cười)
Nitơ oxit hay còn gọi là khí cười, được trộn với khí oxy và được cung cấp cho mẹ qua một mặt nạ và một ống dẫn vào miệng. Khí này cần một vài giây để hoạt động. 

Nitơ oxit có thể không hoàn toàn làm ngừng các cơn đau nhưng làm giảm mức độ của các cơn gò. Nhiều phụ nữ lựa chọn nitơ oxit vì họ có thể trực tiếp điều khiển nó – sản phụ có thể tự cầm mặt nạ và hít khi cảm thấy cần.

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm buồn nôn, nôn và lẫn lộn và nó có thể không có tác dụng giảm đau đối với một số sản phụ.

Ở một vài quốc gia, bao gồm Hoa Kỳ, phương pháp giảm đau này không phổ biến. 

Tiêm pethidine
Tiêm pethidine vào đùi hoặc mông có tác dụng giảm đau và khiến mẹ cảm thấy thư giãn hơn. Trong một số trường hợp, một loại thuốc được gọi là diamorphine được sử dụng. 

Nó thường mất khoảng 20 phút để phát huy tác dụng và tác dụng có thể kéo dài trong khoảng hai đến bốn giờ. Thời điểm tốt nhất để tiêm pethidine là trong giai đoạn đầu tiên của quá trình chuyển dạ – giai đoạn trước khi mẹ bắt đầu rặn đẻ.

Không tiêm pethidine khi con của mẹ gần sắp chào đời vì nó có thể khiến trẻ buồn ngủ và ảnh hưởng đến hô hấp và khó khăn trong việc bắt đầu bú vú mẹ. Các tác dụng phụ khác bao gồm chóng mặt, ốm yếu và hay quên.

Ở một số quốc gia, phương pháp giảm đau này không phổ biến.

Tải ứng dụngỨng dụng theo dõi thai kỳ hàng ngày & Nuôi dạy con

Ứng dụng theo dõi thai kỳ hàng ngày & Nuôi dạy con

Xếp hạng 4.9 sao từ hơn 10.000 bài đánh giá

Xếp hạng 4.9 sao từ hơn 10.000 bài đánh giá