Điều gì gây ra buồn nôn và kiệt sức?
Chăm sóc mẹ bầu
Trong tam cá nguyệt đầu tiên, mệt mỏi và buồn nôn là những triệu chứng khá phổ biến. Cảm giác bị kiệt sức càng làm cho mẹ ốm nghén nặng hơn. Mẹ nên nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.
Buồn nôn trong thời kỳ mang thai
Cứ 7 trong 10 phụ nữ bị buồn nôn vào một thời điểm nào đó trong thai kỳ. Nó thường bắt đầu vào tuần thứ 4 đến tuần thứ 8 của thai kỳ và giảm dần vào tuần thứ 14. Nếu mẹ bị nôn ói nặng đến mức mất nước và giảm cân, đó có thể là dấu hiệu của tình trạng ốm nghén nặng dẫn đến mất nước.
Nguyên nhân nào dẫn tới việc buồn nôn?
Các chuyên gia vẫn chưa chắc chắn về nguyên nhân gây buồn nôn. Nồng độ hormone trong cơ thể mẹ tăng lên như hormone hCG và estrogen có thể gây ra những triệu chứng này. Một số giả thuyết khác cho rằng do sự tăng nhạy cảm của dạ dày, cảm giác căng thẳng hay mệt mỏi. Một số người cho rằng dạ dày nhạy cảm nhằm ngăn mẹ ăn những gì không tốt cho sức khỏe của con của mẹ .
Buồn nôn có nguy hiểm không?
Tất nhiên buồn nôn sẽ khiến mẹ cảm thấy khó chịu. Tuy vậy điều này không gây hại cho mẹ hay con của mẹ mà ngược lại nó là dấu hiệu của một thai kỳ khỏe mạnh.
Làm thế nào để đối phó với việc buồn nôn?
Mẹ nên ăn thường xuyên và chia thành nhiều bữa nhỏ và tránh thức ăn quá béo hay quá cay. Ăn gừng cũng có thể giúp giảm buồn nôn. Mẹ cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung vitamin B-6 để giúp làm thuyên giảm buồn nôn. Nếu việc buồn nôn trở nên nghiêm trọng hơn, mẹ nên liên lạc với bác sĩ.
Tại sao mẹ lại cảm thấy mệt mỏi?
Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, lượng máu trong cơ thể tăng lên hỗ trợ cho sự phát triển của nhau thai và cung cấp chất dinh dưỡng cho con của mẹ , do đó tim của mẹ phải làm việc nhiều hơn. Một lí do khác là do sự gia tăng của hormone progesterone, được biết đến với tác dụng an thần. Trên hết là do cơ thể của mẹ thay đổi cách thức tiêu hóa thức ăn và dinh dưỡng bởi vậy mẹ cảm thấy căng thẳng và mệt hơn.
Mệt mỏi do thiếu máu
Đôi khi mệt mỏi là một dấu hiệu của lượng sắt thấp trong máu – thiếu máu. Nhu cầu sắt của mẹ tăng lên trong thời kỳ mang thai vì cơ thể mẹ cần sắt để tạo ra huyết sắc tố, một chất trong tế bào hồng cầu giúp các tế bào mang oxy đến các mô của mẹ và con của mẹ . Nếu mẹ bị thiếu máu, mẹ có thể cảm thấy chóng mặt, khó thở, mất sức, nhịp tim không đều và da nhợt nhạt. Bác sĩ có thể kiểm tra tình trạng thiếu máu và kê đơn bổ sung sắt nếu cần.
Làm thế nào để đối phó với cảm giác mệt mỏi này
Thật không may, các bác sĩ không thể kê đơn thuốc để giảm bớt các triệu chứng mệt mỏi khi mang thai. Nhưng có một số điều mà các mẹ có thể làm để giúp giảm bớt các triệu chứng này:
- Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt
- Tập thể dục nhẹ nhàng để mẹ cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn.
- Ăn uống đủ chất và điều độ
Đã chứng nhận:
Bao Tri Tran (1 June 2023)