Tải ứng dụng

1.000 ngày đầu đời là gì và tại sao giai đoạn này quan trọng với con?

1.000 ngày đầu đời là gì và tại sao giai đoạn này quan trọng với con?

1.000 ngày đầu đời là giai đoạn quan trọng nhất trong cuộc đời của bé vì đây là nền móng cho cách con của mẹ quan sát thế giới, xây dựng nền tảng sức khỏe và hình thành mối quan hệ với mẹ và mọi người. 

1.000 ngày đầu đời là gì?
1.000 ngày đầu đời được tính từ lúc thụ thai đến khi bé tròn 2 tuổi. Nói cách khác, giai đoạn này bao gồm 270 ngày (9 tháng) của thai kỳ, 365 ngày trong năm đầu tiên và 365 ngày của năm thứ hai. Nghĩa là 270 + 365 + 365 = 1.000 ngày.

Thời điểm này là thời gian hạt mầm nhỏ xinh của sự sống được gieo trồng, nuôi dưỡng và phát triển. Đây cũng là khoảng thời gian mà hầu hết các cơ quan thiết yếu của con được hoàn thiện. Đặc biệt, gần 80% quá trình phát triển não bộ của bé diễn ra trong 1.000 ngày này.

Vì sao 1.000 ngày đầu đời lại quan trọng với bé?
Chất lượng chăm sóc mà con của mẹ nhận được trong 1.000 ngày đầu đời có tác động rất lớn đến sự phát triển, học tập và thành công của con. Suy dinh dưỡng trong giai đoạn này có thể gây ra những tổn thương không hồi phục với bộ não đang phát triển từng ngày của con, đồng thời ảnh hưởng tới chỉ số thông minh IQ và kĩ năng sống trong tương lai. 

Các giai đoạn khác nhau trong 1.000 ngày đầu đời
Dựa trên nhu cầu về dinh dưỡng của con, 1.000 ngày đầu đời được chia thành 3 giai đoạn chính:

Giai đoạn thai kỳ
Đây là giai đoạn bé vẫn còn ở trong tử cung của mẹ và được nuôi dưỡng nhờ dòng máu từ mẹ. Con được nhận tất cả các chất dinh dưỡng mà mẹ hấp thụ. Vì vậy, mẹ cần duy trì chế độ ăn uống hợp lý để đảm bảo dinh dưỡng cho cả hai mẹ con. Tránh sử dụng thức uống có cồn, thuốc lá và các chất kích thích gây hại cho bé.

6 tháng đầu đời
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO – World Health Organization) khuyến nghị nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong giai đoạn này vì sữa mẹ cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của con. Sữa mẹ mang lại những lợi ích sau: 

Nếu không thể cho con bú, mẹ có thể sử dụng sữa từ ngân hàng sữa mẹ hoặc sữa công thức dành cho trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho con trong giai đoạn phát triển quan trọng này.

Từ 6 – 24 tháng tuổi
Đây là giai đoạn mà bé bắt đầu làm quen với nhiều loại thức ăn bổ sung khác, ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức. Các chuyên gia từ Tổ chức Y tế Thế giới thường khuyến nghị nên bắt đầu chế độ ăn dặm khi con được khoảng 6 tháng tuổi. 

Mới đầu, mẹ nên cho bé ăn dặm bằng 1 bữa thức ăn lỏng hàng ngày, sau đó chuyển sang ăn thô khi bé đã quen. Mẹ cũng có thể cho con làm quen với chế độ ăn dặm bằng rau củ luộc, khoai tây nghiền, các loại đậu, bột, cháo hoặc trứng.

Trong 2 năm đầu đời của con, mẹ nên hạn chế thực phẩm chế biến sẵn vì những món ăn này thường chứa nhiều đường, muối và chất béo xấu. Ngoài ra, theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới, không nên cho trẻ ăn nhiều các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt bê, thịt lợn, thịt cừu và thịt dê vì có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư và các bệnh lý tim mạch.

Tải ứng dụngỨng dụng theo dõi thai kỳ hàng ngày & Nuôi dạy con

Ứng dụng theo dõi thai kỳ hàng ngày & Nuôi dạy con

Xếp hạng 4.9 sao từ hơn 10.000 bài đánh giá

Xếp hạng 4.9 sao từ hơn 10.000 bài đánh giá