Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí với trẻ nhỏ

Cơ thể và não bộ của bé dễ bị tổn thương bởi bụi mịn (PM2.5) và các chất gây ô nhiễm không khí khác. Nguyên nhân là do phổi của con đang phát triển và có xu hướng hoạt động tích cực cũng như cần nhiều không khí để hít thở.
Vì sao bé là đối tượng nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí?
Một lý do khiến trẻ nhỏ dễ bị tổn thương bởi ô nhiễm không khí là vì các bé thở nhanh hơn so với người lớn và có thể hấp thụ nhiều chất ô nhiễm hơn. Các lý do khác bao gồm:
- Thành phần phổ biến và quan trọng của phổi phát triển lâu dài sau khi bé chào đời. Khoảng 80% các túi khí nhỏ, còn được gọi là phế nang, phát triển sau khi sinh. Phế nang là nơi diễn ra quá trình trao đổi khí, giúp hấp thụ và vận chuyển oxy vào máu để duy trì sự sống cho cơ thể.
- Hoạt động của bé khác với người lớn: Con thường hoạt động tích cực khi ở ngoài trời và thời gian vui chơi ngoài trời của con cũng lâu hơn người lớn. Do đó, các bé thường hít vào không khí bị ô nhiễm nhiều hơn.
- Ngoài ra, ô nhiễm không khí cũng ảnh hưởng gián tiếp tới bé. Ví dụ, phụ nữ mang thai tiếp xúc với không khí ô nhiễm có nguy cơ sinh non và cân nặng lúc sinh thấp.
Vì sao bụi mịn đe dọa sức khỏe của bé?
- Bụi mịn (PM2.5) ảnh hưởng tới sự phát triển hệ thần kinh của bé, từ đó tác động tiêu cực đến quá trình phát triển tinh thần – vận động.
- Ô nhiễm không khí ở mức độ cao ảnh hưởng trực tiếp tới chỉ số thông minh IQ của con, tương đương với việc nghỉ học 1 năm.
- Ngay cả mức độ ô nhiễm không khí thấp cũng có thể gây hại cho chức năng hô hấp và dẫn đến bệnh phổi mạn, hen phế quản và các bệnh lý tim mạch trong tương lai.
- Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ô nhiễm không khí là một trong những mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe trẻ em. Ước tính đây là nguyên nhân dẫn đến 1/10 số ca tử vong ở các bé dưới 5 tuổi.
Bảo vệ con của mẹ khi con ở nhà
Ngay cả khi bố mẹ cảm thấy không khí trong lành, các hạt bụi nhỏ không nhìn thấy bằng mắt thường vẫn có thể dễ dàng xâm nhập vào nhà. Vì vậy, bố mẹ hãy áp dụng những biện pháp dưới đây để bảo vệ con của mẹ khi con ở trong nhà:
- Đóng cửa sổ vào những ngày có chỉ số ô nhiễm không khí ở mức cao
- Mua máy lọc không khí có bộ lọc HEPA. Lý tưởng nhất là sử dụng 1 chiếc cho phòng ngủ, phòng chơi và phòng sinh hoạt chung.
- Lưu ý rằng máy điều hòa không khí không thể lọc được các hạt bụi nhỏ nguy hiểm.
- Nếu sống gần đường xá lớn, các phương tiện giao thông vẫn có thể tạo ra mức độ ô nhiễm không khí cao và ảnh hưởng tới chất lượng không khí trong nhà dù đường xá cách nhà 250m và dự báo cho biết chất lượng không khí ngoài trời ở mức tốt.
Bảo vệ con của mẹ khi con ngồi trong ô tô
Khí thải độc hại từ các phương tiện giao thông xung quanh có thể ảnh hưởng tới con nếu ô tô không được lọc khí đúng cách.
- Nếu lái xe trên đường phố đông đúc, bố mẹ nên cài đặt lỗ thông gió tuần hoàn lúc mở cửa sổ, ngay trước khi tham gia giao thông. Ngoài ra, nên cố gắng giữ khoảng cách an toàn với các phương tiện giao thông phía trước, đặc biệt với xe tải chạy bằng dầu diesel và ô tô thải ra khí ô nhiễm.
- Lắp bộ lọc không khí HEPA trong xe. Nếu ô tô đã được lắp sẵn bộ lọc HEPA, bố mẹ nên thay bộ lọc thường xuyên.
- Bố mẹ cũng có thể mua máy lọc không khí cho ô tô. Máy lọc không khí cho ô tô sử dụng một loạt các công nghệ để cải thiện chất lượng không khí trong khoang xe mà không cần sửa đổi ô tô.
Bảo vệ con của mẹ khi con ở ngoài trời
- Bố mẹ có thể bảo vệ con của mẹ bằng cách giảm bớt thời gian hoạt động ngoài trời trong những ngày có chỉ số ô nhiễm không khí ở mức cao.
- Nếu bố mẹ muốn đưa con của mẹ đi dạo, hãy tránh xa đường phố có mật độ giao thông đông đúc.
- Trong trường hợp không thể tránh khỏi tắc đường, bố mẹ nên cho con của mẹ đeo khẩu trang. Khẩu trang N95 được thiết kế hoặc sửa đổi cho trẻ em được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng.
Chất lượng không khí an toàn với con của mẹ
Để chắc chắn con của mẹ được bảo vệ khỏi ô nhiễm không khí, bố mẹ hãy sử dụng thang đo chất lượng không khí AQICN. Chỉ số chất lượng không khí nên được duy trì ở mức tốt (0 – 50). Nếu chỉ số này ở mức trung bình và không tốt cho người nhạy cảm, bố mẹ nên thực hiện các biện pháp bảo vệ con, vì trẻ nhỏ thuộc nhóm rất nhạy cảm.
- 0 – 50: Tốt: Chất lượng không khí đạt chuẩn, không ảnh hưởng tới sức khỏe.
- 51 – 100: Trung bình: Chất lượng không khí ở mức chấp nhận được, có thể ảnh hưởng nhẹ tới đối tượng rất nhạy cảm.
- 101 – 150: Không tốt cho người nhạy cảm: Các đối tượng nhạy cảm (bao gồm người mắc bệnh hen phế quản, trẻ nhỏ, người già) nên hạn chế hoạt động ngoài trời.
- 151 – 200: Có hại cho sức khỏe: Tất cả mọi người nên hạn chế hoạt động ngoài trời.
- 201 – 300: Rất có hại cho sức khỏe: Tất cả mọi người nên hạn chế hoạt động ngoài trời và tránh tiếp xúc với các đối tượng nhạy cảm.
- 301 – 500: Nguy hiểm: Ảnh hưởng tới sức khỏe của tất cả mọi người.
Đã chứng nhận:
Trang Do Hanh (1 June 2023)