Cách chế biến cà rốt và đậu Hà Lan cho bé ăn dặm
Cà rốt và đậu Hà Lan là hai loại rau rất giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ. Những chất dinh dưỡng này đặc biệt cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển toàn diện của con của mẹ cũng như hỗ trợ hệ miễn dịch, mắt và làn da của bé.
Công thức gợi ý: Mì Ý với sốt cà rốt và đậu Hà Lan
Đây là công thức mì Ý đơn giản với nước sốt làm từ rau củ. Mẹ có thể làm cho con của mẹ ăn món mì này khi con đã quen với cà rốt và đậu Hà Lan.
Nguyên liệu
- 2 củ cà rốt cỡ lớn
- 1 cốc đậu Hà Lan đông lạnh
- 1 cốc mì Ý tùy chọn. Nên chọn mì Ý hình xoắn ốc hoặc hình ống để con dễ ăn hơn.
Cách làm
- Rửa sạch, gọt vỏ và cắt nhỏ cà rốt. Hấp cà rốt và đậu Hà Lan trong 10-15 phút đến khi chín mềm
- Nghiền cà rốt và đậu Hà Lan đến khi hỗn hợp có được độ đặc mong muốn. Thêm một ít nước nếu cần
- Đun sôi nước. Thả mì vào luộc và nên nấu mì lâu hơn 2-3 phút so với hướng dẫn trên bao bì
- Vớt mì ra và trộn chung với sốt cà rốt, đậu Hà Lan
Món mì này có thể ăn nóng hoặc nguội, và bảo quản trong tủ đông tối đa 1 tháng.
Tại sao cà rốt và đậu Hà Lan tốt cho con của mẹ ?
Đậu Hà Lan giàu vitamin A, vitamin C, giúp con của mẹ tăng cường hệ miễn dịch. Thực phẩm này con chứa nhiều sắt – vi chất cần thiết cho quá trình sản xuất hồng cầu và vận chuyển oxy khắp cơ thể. Trong khi đó, cà rốt là nguồn cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất như vitamin A, vitamin C, kali và chất xơ để hỗ trợ con của mẹ tăng trưởng, phát triển. Không những vậy, cà rốt và đậu Hà Lan đều chứa nhiều chất xơ, giúp bé tiêu hóa tốt, ngăn ngừa táo bón.
Lưu ý khi cho bé ăn dặm với cà rốt và đậu Hà Lan
Ăn quá nhiều đậu Hà Lan đã được báo cáo là có thể khiến bé bị đầy hơi, chướng bụng do tích tụ nhiều khí trong dạ dày. Các loại rau sống thường khó tiêu và không cung cấp được nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể như rau đã nấu chín. Rau sống cũng có thể chứa vi khuẩn gây hại và khiến bé bị ốm nếu ăn phải. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng mẹ đã nấu chín rau trước khi cho bé ăn.
Khi nào con của mẹ có thể bắt đầu cà rốt và đậu Hà Lan?
Mẹ có thể cho con của mẹ ăn cà rốt và đậu Hà Lan khi con được 6 tháng tuổi. Hai loại rau này có vị ngọt nhẹ nên hầu hết các bé đều thích. Điều này giải thích vì sao cà rốt và đậu Hà Lan là món ăn hấp dẫn ngay cả với các bé kén ăn.
Các món ăn dặm từ cà rốt và đậu Hà Lan
- Nghiền nhuyễn mịn cà rốt và đậu Hà Lan: chuẩn bị 1/2 cốc đậu Hà Lan và 1/2 cốc cà rốt rồi luộc trong 8-10 phút, đến khi chín mềm. Tiếp theo, xay nhuyễn đậu Hà Lan và cà rốt. Mẹ có thể thêm một ít sữa để hỗn hợp có được độ đặc mong muốn. Món ăn này có thể bảo quản trong hộp kín ở ngăn mát tủ lạnh tối đa 3 ngày hoặc ở tủ đông tối đa 3 tháng
- Cà rốt và đậu Hà Lan nghiền: sau khi nấu chín, nghiền nát cà rốt và đậu Hà Lan bằng dĩa hoặc dụng cụ nghiền khoai tây
- Ăn dặm tự chỉ huy: mặc dù cho bé ăn cà rốt cắt miếng là an toàn nhưng không nên cho bé ăn đậu Hà Lan nguyên hạt hoặc miếng đậu lớn vì có thể khiến bé bị ngạt thở
con của mẹ ăn bao nhiêu là đủ?
WHO khuyến cáo bé nên bắt đầu ăn dặm từ lúc 6 tháng tuổi, bên cạnh sữa mẹ hoặc sữa công thức. Trong giai đoạn đầu, từ 6–8 tháng tuổi, bé nên ăn dặm 2-3 bữa mỗi ngày.
Lượng calo hàng ngày giữa sữa và bữa ăn dặm được phân bổ như sau:
Tuổi (tháng) | Cal/ngày | Sữa | Thức ăn |
6-8 | 632 | 413 | 219 |
9-11 | 702 | 379 | 323 |
12-17 | 797 | 346 | 451 |
18-23 | 902 | 346 | 556 |
Giúp bé làm quen với thức ăn mới
Nên giới thiệu thức ăn mới khi con của mẹ đói và cố gắng cho con làm quen với từng loại thực phẩm một để nhanh chóng phát hiện phản ứng dị ứng nào. Bố mẹ có thể đọc thêm về các mẹo giúp bé tập ăn dặm tại đây.
Lưu ý
Nếu mẹ cho bé ăn dặm theo phương pháp ăn dặm tự chỉ huy, hãy đảm bảo mẹ hiểu rõ phương pháp này, bao gồm biết sự khác biệt giữa nôn trớ và ngạt thở, cũng như biết cách xử trí trong trường hợp khẩn cấp.