Hiểu về giấc ngủ của con của mẹ
Mọi em bé đều cần ngủ. Ngủ là hoạt động chủ yếu của não bộ trong giai đoạn sớm của quá trình phát triển. Tuy nhiên, nhiều bé thường khó đi vào giấc ngủ hoặc tỉnh dậy nhiều lần giữa đêm cũng là điều thường gặp.
Khi hiểu về chu kỳ giấc ngủ của con của mẹ , bố mẹ có thể áp dụng các phương pháp hiệu quả nhất để cả gia đình cùng ngủ ngon.
Chu kỳ giấc ngủ ngắn
Ở giai đoạn 6 – 18 tháng tuổi, giấc ngủ của con được hình thành từ các chu kỳ kéo dài khoảng 1 giờ. Mỗi chu kỳ gồm giai đoạn ngủ nông và ngủ sâu nên bé thường tỉnh dậy giữa đêm là điều bình thường khi một chu kỳ ngủ kết thúc. Sau đó, một số bé có thể dễ dàng ngủ tiếp, nhưng cũng có bé cần sự hỗ trợ từ bố mẹ để quay lại giấc ngủ.
Thói quen và các hoạt động liên quan đến giấc ngủ
Bố mẹ thường cho trẻ bú cho đến khi ngủ thiếp đi hoặc sử dụng các các kĩ thuật như vỗ về, đung đưa hoặc bế trẻ nhỏ trong vòng tay cho đến khi trẻ ngủ. Khi những hành động này trở thành thói quen cần thiết để dỗ trẻ ngủ, chúng được gọi là các hoạt động liên quan đến giấc ngủ.
Thời gian ngủ ban đêm theo từng độ tuổi
Nhìn chung, trẻ càng nhỏ thì càng ngủ nhiều hơn. Nếu tính riêng thời gian ngủ ban đêm, hầu hết các bé cần ngủ từ 10 – 12 tiếng và sẽ thay đổi theo độ tuổi:
- Bé 0 – 3 tháng tuổi, ngủ 10 – 18 tiếng/ ngày.
- Bé 4 – 11 tháng tuổi, ngủ 9 – 12 tiếng/ ngày.
- Bé 1 – 2 tuổi, ngủ 11 – 14 tiếng/ đêm.
- Bé 3 – 5 tuổi, ngủ 11 – 13 tiếng/ ngày.
Khuyến khích hình thành thói quen ngủ ngoan
Để giảm sự phụ thuộc của con vào một số thói quen nhất định và thúc đẩy giấc ngủ ngon, bố mẹ có thể áp dụng những cách dưới đây:
- Giữ một thói quen nhất quán và kiên định vào mỗi tối để con của mẹ học được những gì sẽ xảy ra tiếp theo và học cách phản ứng
- Tắt các thiết bị điện tử và dừng các hoạt động có tính chất kích thích (nhảy múa, hát, chơi đùa…) trước giờ đi ngủ 1 tiếng. Thay vào đó, bố mẹ và bé có thể cùng đọc truyện hoặc tắm nước ấm.
- Với trẻ sơ sinh, bố mẹ có thể vỗ về hoặc đung đưa nhẹ nhàng để ru con ngủ. Tuy nhiên, khi con lớn hơn, những hành động này có thể hình thành hoạt động liên quan đến giấc ngủ. Vì vậy, bố mẹ hãy giảm thiểu các hành động này với trẻ lớn. Thay vào đó, bố mẹ có thể nằm cạnh con của mẹ cho đến khi con có thể nằm ngủ một mình.
- Cho bé bú no và chìm vào giấc ngủ khi bú cũng là một hoạt động liên quan đến giấc ngủ . Mẹ hãy thử cho bé bú no và chờ tối thiểu 30 phút sau mới cho bé đi ngủ.
- Với bé dưới 6 tháng tuổi, không nên cho con ôm chăn, gối hoặc gấu bông khi ngủ để tránh nguy cơ nghẹt thở.
- Nếu con quen ngậm ti giả trong lúc ngủ, bố mẹ hãy giúp con dần dần bỏ được thói quen này.
- Bố mẹ cần hiểu rõ giới hạn của bản thân và cư xử, giao tiếp nhất quán với con.
Khi nếp ngủ của con bị phá vỡ
Ngay cả khi bé đã biết được cách đi ngủ và ngủ ngon, mọi thứ vẫn có thể thay đổi. Chẳng hạn lúc con bị ho, bị cảm lạnh hoặc trong kỳ nghỉ, nếp ngủ thường bị phá vỡ. Mặt khác, nhiều bé từng có thói quen ngủ tốt lúc 12 tháng tuổi nhưng lại khó ngủ và hay thức giấc khi bước sang tháng thứ 18.
Càng lớn, con càng thu nhận nhiều trải nghiệm hơn trong ngày. Và trong giấc mơ, những trải nghiệm đó sẽ trở thành một phần của ký ức của con. Nếu những giấc mơ này quá sống động, con có thể giật mình tỉnh giấc. Nếu bé khóc và cần mẹ vỗ về ru ngủ, mẹ hãy cố gắng ở bên con của mẹ đến khi con chìm vào giấc ngủ.
Đã chứng nhận:
Trang Do Hanh (1 June 2023)