Tải ứng dụng

Kỷ luật con đúng cách

Kỷ luật con đúng cách

Dạy con cách cư xử là nhiệm vụ của bố mẹ và điều này cần thời gian, sự kiên nhẫn cũng như tập luyện. Kỷ luật hành vi của con một cách lành mạnh và tôn trọng sẽ giúp bố mẹ uốn nắn con hiệu quả hơn.

Kỷ luật không phải trừng phạt
Một số bố mẹ cho rằng kỷ luật là hình phạt dành cho con, nhưng quan điểm này không chính xác. Trừng phạt là khi ai đó thực hiện hành vi phạm lỗi, nghĩa là con phải trả giá cho lỗi lầm của bản thân. Tuy nhiên, hình phạt không giúp con hành xử tốt hơn mà ngược lại còn tạo ra căng thẳng, sự tranh chấp quyền lực và khiến mối quan hệ giữa bố mẹ với con bị rạn nứt. Bên cạnh đó, trừng phạt có thể kích thích bé tiếp tục thực hiện hành động mà bố mẹ muốn con dừng lại.

Kỷ luật có ý nghĩa gì với con?
Kỷ luật là dạy dỗ và hướng dẫn con cách cư xử đúng đắn. Hành động này hoàn toàn khác so với trừng phạt. Thay vì trừng phạt, bố mẹ nên hướng con cư xử phù hợp bằng cách làm mẫu và hướng dẫn rõ ràng. Chìa khóa để uốn nắn hành vi của bé là cho con cơ hội học hỏi những hành vi tích cực, nhằm thay thế những hành vi tiêu cực.

Tập trung vào những điều tích cực
Cách tốt nhất để kỷ luật con là bố mẹ làm gương cho con về cách cư xử đúng đắn và tạo dựng môi trường phù hợp để củng cố hành vi tích cực, hạn chế tối đa các tình huống củng cố hành vi tiêu cực. Sự chú ý của bố mẹ có thể củng cố hành vi của con. Vì vậy, bố mẹ nên chú ý tới những hành vi tích cực của con và tránh tập trung vào những hành vi tiêu cực.

Để làm được điều này, bố mẹ có thể xây dựng kế hoạch kỷ luật để chủ động hướng dẫn con vượt qua những thử thách hàng ngày, đồng thời dạy con một cách nhất quán về nguyên lý nguyên nhân – kết quả.

Xây dựng kế hoạch kỷ luật cho con
Kế hoạch kỷ luật là công cụ giúp bố mẹ loại bỏ hành vi mà bố mẹ không đồng ý và khuyến khích hành vi mà bố mẹ mong muốn. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng một kế hoạch kỷ luật với thời gian timeout khoảng 1 phút có tác dụng uốn nắn bé cư xử phù hợp.

Dưới đây là những việc mà bố mẹ cần làm khi xây dựng kế hoạch kỷ luật cho con:

  1. Xác định hành vi có vấn đề mà bố mẹ muốn uốn nắn con, ví dụ: đập phá đồ chơi khi tức giận, không chịu dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi xong hoặc bất kỳ hành vi tiêu cực nào khác.
  2. Xác định hành vi đúng đắn mà bố mẹ muốn con học theo, ví dụ: thay vì ném đồ chơi, con sẽ xếp cẩn thận vào thùng. 
  3. Khuyến khích hành vi đúng đắn bằng cách khen ngợi, ví dụ: đập tay khen ngợi sau khi con hành động giống như bố mẹ mong muốn.
  4. Đưa ra biện pháp kỷ luật khi con thực hiện hành vi tiêu cực, ví dụ: hình phạt time-out trong thời gian ngắn. Hãy nói trước với con rằng đây là hậu quả khi con cư xử không tốt.
  5. Áp dụng biện pháp kỷ luật nhất quán mỗi khi con có hành vi tiêu cực cho tới khi những hành vi đó biến mất.

Vì sao kế hoạch kỷ luật có hiệu quả?
Khi bố mẹ liên tục khuyến khích hành vi tốt bằng cách phản hồi tích cực, con thường có xu hướng thực hiện hành vi đó. Nếu bố mẹ sử dụng nhất quán hình phạt timeout mỗi khi con cư xử không đúng, con hiểu được rằng những hành động này sẽ dẫn đến hậu quả không vui vẻ. Từ đó, hành vi xấu của con sẽ dần được loại bỏ.

Duy trì mối quan hệ thân thiết với con
Chìa khóa giúp bố mẹ uốn nắn hiệu quả hành vi của con chính là mối quan hệ ấm áp, đáng tin cậy trong gia đình. Bố mẹ nên nói chuyện với con về các hành vi, cảm xúc và kỳ vọng, đồng thời giải thích cho con vì sao hành vi này không tốt. Tuy nhiên, thay vì giải thích một cách trừu tượng khiến bé cảm thấy khó hiểu, chẳng hạn “Con không nên ném đồ chơi. Hành động này không tốt”, hãy nói với con rằng “Mẹ không thích con ném đồ chơi vì có thể làm người khác bị đau, và điều đó khiến mẹ rất buồn”.

Đã chứng nhận:

Trang Do Hanh (1 June 2023)

Nguồn:

Tải ứng dụngỨng dụng theo dõi thai kỳ hàng ngày & Nuôi dạy con

Ứng dụng theo dõi thai kỳ hàng ngày & Nuôi dạy con

Xếp hạng 4.9 sao từ hơn 10.000 bài đánh giá

Xếp hạng 4.9 sao từ hơn 10.000 bài đánh giá