Tải ứng dụng

Con của mẹ phát triển ngôn ngữ như thế nào?

Con của mẹ phát triển ngôn ngữ như thế nào?

Các bé dưới 12 tháng tuổi chưa biết nói chuyện nhưng con có thể bộc lộ cảm xúc, thái độ của mình thông qua tiếng khóc, âm thanh thì thầm và cả sự im lặng.

Con có thể nghe được các âm thanh khác nhau ngay từ thai kỳ
Bước sang tháng thứ 6 của thai kỳ, thính giác của thai nhi bắt đầu phát triển và có thể nghe thấy âm thanh. Lúc này, con chưa nghe rõ từng âm cụ thể nhưng có thể nghe được giai điệu và giọng nói xung quanh, đặc biệt là giọng nói của mẹ. Não bộ của con cũng bắt đầu xử lý các mẫu âm thanh này. Đây chính là cơ sở để con làm quen với ngôn ngữ đầu tiên.

Con bắt đầu nhún nhảy theo nhạc lúc 2 tháng tuổi
Não bộ của bé được lập trình sẵn để tiếp thu ngôn ngữ. Vì thế, ngay sau khi chào đời, não bộ đã liên tục xử lý các âm thanh xung quanh. Con cũng có thể tự tạo ra tiếng động và chơi đùa với những thanh âm đó. Khi con của mẹ được 2 tháng tuổi, con sẽ nói được các nguyên âm như a, ê, ô. Đến tháng thứ 6, con tiếp tục nói được các phụ âm như bu, tata. Lúc này, con sẽ biết cách bày tỏ nhu cầu của bản thân thông qua các âm thanh khác nhau. Vì vậy, bố mẹ nên lắng nghe thật kỹ để hiểu được mong muốn của con.

Từ 6 – 9 tháng, con bắt đầu kết nối âm thanh với sự vật và môi trường xung quanh
Nhiều chuyên gia phát triển và tâm lý học trẻ em tin rằng các bé dưới 1 tuổi chưa hiểu được ý nghĩa của ngôn từ. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã bác bỏ quan niệm này. Mặc dù trẻ 6 tháng tuổi chưa biết cách chỉ tay và nói chuyện, nhưng não bộ đã xử lý được rất nhiều thông tin. Các nhà khoa học tại Đại học Pennsylvania đã cho các bé từ 6 – 9 tháng tuổi xem những từ đơn giản như “quả táo” và những bức ảnh về đồ vật phức tạp hơn kèm theo tên gọi. Thông qua nhận diện ánh mắt, các nhà khoa học phát hiện ra rằng tất cả các bé đều nhìn chăm chú vào bức ảnh đồ vật kèm tên gọi lâu hơn. Trong giai đoạn này, con của mẹ có thể không hiểu hết được những điều bố mẹ nói, nhưng càng trò chuyện với con, con sẽ càng học hỏi được nhiều hơn!

Từ 7 – 8 tháng tuổi, con biết phân biệt các âm thanh không phải là ngôn ngữ
Ở giai đoạn này, não bộ của con đã phân biệt được các âm thanh là một phần của ngôn ngữ với những âm thanh không phải là ngôn ngữ. Sau đó, những âm thanh không phải là ngôn ngữ sẽ được loại bỏ. Điều này giải thích vì sao những người chỉ nói tiếng Anh thường gặp khó khăn khi nghe ngôn ngữ có nhiều thanh điệu như tiếng Trung Quốc. Đến lúc 8 tháng tuổi, hầu hết các bé nghe được một vài cụm từ trong các cuộc hội thoại hàng ngày. Theo báo cáo từ Đại học Rochester, để làm được điều này, con đã nghe và ghép các mẫu âm điệu nhất quán với nhau. Ngoài ra, do não bộ liên tục phát triển, con có thể dự đoán được các mẫu âm thanh của một ngôn ngữ trong thời gian không quá 2 phút. Vì thế, đây là thời điểm thích hợp để con của mẹ học thêm ngôn ngữ mới. Bố mẹ hãy cho con làm quen với ngoại ngữ và tương tác với người bản ngữ ít nhất 15 phút mỗi ngày.

Khi được 12 tháng tuổi, con bắt đầu hiểu ngôn ngữ trong đối thoại hàng ngày và hiểu về phương thức giao tiếp
Khi bé dần hiểu được nghĩa của từng từ và biết cách phân biệt âm thanh, não bộ của con bắt đầu tập trung vào ngôn ngữ mẹ đẻ. Ở giai đoạn 12 tháng tuổi, con có thể phát âm tiếng mẹ đẻ rõ ràng hơn và biết cách dùng biến tố, ngữ điệu và cấu trúc âm tiết. Lúc này, con sẽ dùng lời nói để thể hiện nhu cầu của bản thân thay vì tiếng khóc như trước đây.

1 năm đầu đời là thời gian quan trọng để con của mẹ phát triển ngôn ngữ
Mặc dù các bé tiếp thu ngôn ngữ liên tục trong 1 năm đầu đời, nhưng giai đoạn từ 6 – 12 tháng tuổi là thời gian con học hỏi nhanh nhất. Đây là thời điểm não bộ của bé đã sẵn sàng xử lý ngữ nghĩa, từ vựng, mẫu câu và âm thanh một cách nhanh chóng.

Dưới đây là 6 hoạt động giúp con phát triển ngôn ngữ:

  1. Lặp lại những từ con của mẹ nói
    Khi con của mẹ bập bẹ những âm thanh đầu tiên, bố mẹ hãy lặp lại âm thanh ấy với nét mặt vui tươi và cho con thấy khẩu hình miệng của bố mẹ, sau đó đợi con phản hồi. Biện pháp này giúp con hiểu được các quy trình cần thiết trong giao tiếp như chờ người đối diện lên tiếng, hồi đáp luân phiên, kêu gọi và trả lời. Cách thức đối thoại qua lại này được gọi là Phục vụ và Phản hồi. Cách thức này quan trọng đến mức Trường Phát triển Trẻ em Harvard đã dành riêng một mục nói về điều này trên trang web của họ.
  2. Gán tên gọi cho đồ vật và hành động
    Bố mẹ có thể dạy con của mẹ ghép tên đồ vật và hành động bằng cách nói chuyện với con về các hoạt động hoặc đồ chơi yêu thích của con. Hãy dùng ngôn ngữ trẻ em khi trò chuyện cùng con. Ngoài ra, nên nói rõ ràng và nhấn mạnh từ ngữ để con ghi nhớ tốt hơn.
  3. Cho con của mẹ tiếp xúc với nhiều đồ vật và môi trường khác nhau
    Bố mẹ nên đưa con đi tham quan nhiều địa điểm khác nhau, ví dụ: bãi biển, sở thú hoặc khu vui chơi trẻ em. Nhờ đó, con có thể học được nhiều từ mới và khám phá các đồ vật và môi trường khác nhau.
  4. Trò chuyện với con của mẹ nhiều nhất có thể
    Não bộ của con được lập trình sẵn để học ngôn ngữ. Vì thế, con thường quay đầu nhìn về phía phát ra âm thanh hoặc lắng nghe chăm chú khi bố mẹ nói chuyện với con, thậm chí ngay cả khi bố mẹ nói chuyện với nhau. Khi trò chuyện với con của mẹ , hãy sử dụng những câu đơn giản, đặt câu hỏi và thay đổi nhiều ngữ điệu. Con có thể không hiểu hết những điều bố mẹ đang nói, nhưng sẽ thích thú lắng nghe âm thanh và nhìn ngắm gương mặt, khẩu hình của bố mẹ.
  5. Cho con của mẹ nghe nhiều âm thanh đa dạng
    Các âm thanh khác nhau sẽ thúc đẩy kỹ năng lắng nghe của con, từ đó giúp con phát triển kỹ năng ngôn ngữ tốt hơn và lâu dài hơn cho đến giai đoạn con tập đi. Bố mẹ hãy sử dụng các đồ vật như chuông, lục lạc hoặc bất kỳ nhạc cụ nào để tạo ra âm thanh trước mặt, bên phải và bên trái con. Sau đó, hãy dừng lại và đợi con quay đầu về phía phát ra âm thanh. 
  6. Đọc sách cho con của mẹ
    Đọc sách giúp con mở rộng vốn từ và học thêm những mẫu câu phức tạp mà con ít khi nghe thấy hàng ngày. Bố mẹ nên chọn những cuốn sách dày với nhiều hình ảnh tươi sáng, rực rỡ. Hãy thu hút sự chú ý của con bằng cách vừa đọc vừa chỉ tay vào hình ảnh, đồng thời cho con thời gian quan sát và hiểu được nội dung trước khi lật sang trang tiếp theo. Lưu ý, bố mẹ không nên thay thế sách giấy bằng màn hình điện thoại, ipad hoặc máy tính. 

Tải ứng dụngỨng dụng theo dõi thai kỳ hàng ngày & Nuôi dạy con

Ứng dụng theo dõi thai kỳ hàng ngày & Nuôi dạy con

Xếp hạng 4.9 sao từ hơn 10.000 bài đánh giá

Xếp hạng 4.9 sao từ hơn 10.000 bài đánh giá