Tải ứng dụng

Nuôi dạy con gần gũi, gắn bó: Vì sao bé cần được bế và ôm?

Nuôi dạy con gần gũi, gắn bó: Vì sao bé cần được bế và ôm?

Nuôi dạy con gần gũi, gắn bó là phương pháp nuôi dạy tập trung vào sự hồi đáp, tôn trọng, đồng cảm giữa bố mẹ và con. Mục tiêu của phương pháp này là thúc đẩy con phát triển hình ảnh tích cực về bản thân và hình thành sợi dây gắn kết tình cảm lành mạnh trong gia đình, thậm chí với cả những người mà con sẽ gặp trong tương lai.

Lịch sử của phương pháp nuôi dạy con gắn bó, gần gũi
Nuôi dạy con gắn bó, gần gũi là một trong những phương pháp nuôi dạy lâu đời nhất. Một số nghiên cứu nhân chủng học cho thấy bản năng gắn bó xuất hiện song hành với quá trình tiến hóa của loài người. Trong hàng trăm nghìn năm trước đây, các bé được nuôi dưỡng gần gũi với bố mẹ. Cụ thể, con thường xuyên được tiếp xúc da kề da và ngủ chung giường cùng bố mẹ. Điều này có ý nghĩa rất lớn khi mà tổ tiên của chúng ta phải đối mặt với nhiều hiểm nguy trong quá khứ. Vì vậy, từ góc độ tiến hóa, tách rời con khỏi bố mẹ hoặc cho con ngủ riêng là trái với tự nhiên.

Tại một số quốc gia châu Á, chẳng hạn như Nhật Bản, con thường ngủ chung với bố mẹ tới độ tuổi thiếu niên. Tỷ lệ đột tử ở trẻ sơ sinh tại quốc gia này rất thấp. Nguyên nhân có thể do bố mẹ luôn ở bên con vào ban đêm.

Thực hành nuôi dạy con gần gũi, gắn bó
Một số thói quen của bố mẹ có liên quan chặt chẽ tới phương pháp nuôi dạy con gần gũi, gắn bó. Những thói quen này sẽ tăng cường mối quan hệ thân thiết giữa bố mẹ và con, từ đó giúp con hình thành các mối quan hệ an toàn sau này. Dưới đây là một số thói quen như vậy:

Nguyên tắc nuôi dạy con gắn bó, gần gũi
Phương pháp nuôi dạy này bao gồm đối xử với con bằng sự tử tế, tôn trọng và gần gũi với con. Một số nguyên tắc cơ bản bao gồm:

Học thuyết: Gắn kết an toàn và không an toàn
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng phương pháp nuôi dạy trong đó bố mẹ nhạy bén và sẵn sàng hồi đáp con sẽ đem lại nhiều lợi ích cho bé. Chất lượng của sự gắn kết giữa bố mẹ và con quyết định cách con cảm nhận về các mối quan hệ.

Một em bé có sự gắn kết an toàn thường dễ dàng đối phó với căng thẳng theo cách lành mạnh cũng như xây dựng các mối quan hệ có ý nghĩa. Ngược lại, nếu không được gắn bó an toàn, con dễ bị căng thẳng, có cái nhìn tiêu cực về bản thân và gặp khó khăn khi xây dựng các mối quan hệ lành mạnh trong tương lai. 

Nghiên cứu về phương pháp nuôi dạy con gắn bó, gần gũi
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng cách mẹ phản ứng với tiếng khóc của con có thể tạo ra sự khác biệt trong khả năng học hỏi, phát triển và trưởng thành của bé. Sự hồi đáp ấm áp của bố mẹ sẽ giúp con bình tĩnh và cảm thấy an toàn. Trong khi đó, nếu bố mẹ thể hiện sự xa cách hoặc tức giận, con phải xoay xở một mình trong thế giới đáng sợ này.

Dần dần theo thời gian, thiếu hụt sự nuôi dưỡng của bố mẹ trong thời thơ ấu có thể gây ra căng thẳng độc hại – một loại căng thẳng tác động tiêu cực tới sức khỏe của con khi trưởng thành.

Lo ngại về phương pháp nuôi dạy con gắn bó, gần gũi
Một số bố mẹ lo lắng rằng phương pháp nuôi dạy này có thể khiến con phụ thuộc vào bố mẹ. Một số bố mẹ khác lại tin rằng quá gắn bó với con có thể khiến bố mẹ kiệt sức về cả tinh thần, cảm xúc và thể chất. Tuy nhiên, không có nghiên cứu nào chứng minh những lo ngại này là đúng. Thực tế ngược lại như vậy. Các bé có mối quan hệ gắn bó an toàn với bố mẹ sẽ cảm thấy tự tin để rời xa vòng tay của bố mẹ. Mặt khác, những bé không được gắn kết an toàn luôn cảm thấy sợ hãi khi phải rời xa bố mẹ, dẫn đến phụ thuộc vào bố mẹ.

Tải ứng dụngỨng dụng theo dõi thai kỳ hàng ngày & Nuôi dạy con

Ứng dụng theo dõi thai kỳ hàng ngày & Nuôi dạy con

Xếp hạng 4.9 sao từ hơn 10.000 bài đánh giá

Xếp hạng 4.9 sao từ hơn 10.000 bài đánh giá