Phát âm “Mama”
Nhiều mẹ nhận thấy khi con bắt đầu tập nói, từ phổ biến nhất mà con nói được đầu tiên là “Mama”.
Tại sao các bé hay gọi “mama”?
Có nhiều cách để con của mẹ giao tiếp với bố mẹ:
- Trẻ sơ sinh sử dụng tiếng khóc để thể hiện nhu cầu của bản thân hoặc khi bé nhớ giọng nói của mẹ.
- Từ 1 – 4 tháng tuổi, bé bắt đầu cười hoặc nói được các nguyên âm như “ô”, “a”. Lúc này, con của mẹ cũng ghi nhớ các từ mà bố mẹ thường sử dụng để nói chuyện với con như tên bé, tên bố mẹ hoặc tên của đồ vật xung quanh.
- Đến 5 – 7 tháng tuổi, con của mẹ có thể phát ra âm thanh các từ có một âm tiết.
- Từ 8 – 10 tháng tuổi, con có thể bi bô hoặc lặp lại một số âm thanh dù con chưa hiểu ý nghĩa của chúng. Đó thường là những từ dễ phát âm hoặc những từ mà con của mẹ thường xuyên nghe được từ bố mẹ. Do đó, “mama”, có nghĩa là mẹ, dễ dàng trở thành từ đầu tiên mà con nói được.
- Khi được 12 tháng tuổi, bé bắt đầu hiểu ý nghĩa của các từ dùng trong giao tiếp khi chúng liên quan tới con người và đồ vật xung quanh. Ngoài ra, con của mẹ bắt đầu sử dụng cử chỉ tay, chẳng hạn như chỉ vào đồ chơi hoặc giơ tay lên làm dấu khi muốn được bố mẹ ôm hôn. Hơn nữa, ở độ tuổi này, con của mẹ phát âm “mama” nghĩa là con đang gọi mẹ.
Làm thế nào để hỗ trợ bé cải thiện những kỹ năng này?
Bố mẹ có thể giúp con của mẹ phát triển ngôn ngữ bằng cách liên tục nói chuyện với con ngay sau khi bé chào đời. Bố mẹ nên tập trung khi trò chuyện với con của mẹ , cũng như duy trì giao tiếp bằng mắt, hay còn gọi là tương tác mặt đối mặt với con. Ngoài ra, thay đổi tông giọng trầm, bổng và nói chậm, rõ ràng cũng giúp con của mẹ có thêm hứng thú và học được những giọng điệu khác nhau.
Bố mẹ nên đặt câu hỏi cho con của mẹ và kiên nhẫn chờ con trả lời dù con của mẹ hồi đáp bằng tiếng khóc hay âm thanh vô nghĩa nào đó. Ca hát, đọc sách và dùng cử chỉ tay khi chơi với con cũng rất quan trọng để thu hút sự chú ý của con của mẹ và giúp con tiếp thu dễ dàng hơn. Tuy nhiên, bố mẹ không nên sử dụng từ ngữ không có nghĩa vì dần dần con của mẹ sẽ ghi nhớ những từ đó.
Mỗi bé sẽ phát triển kỹ năng nói ở những thời điểm khác nhau. Vì vậy, không sao cả nếu con biết nói muộn hơn các em bé khác. Quan trọng là bố mẹ hiểu con đang phát triển như thế nào.
Mặc dù vậy, nếu bố mẹ nhận thấy con có vấn đề về khả năng giao tiếp hoặc vẫn chưa biết nói khi con của mẹ gần 2 tuổi, bố mẹ nên trao đổi với bác sĩ. Trong một số trường hợp, chậm nói có thể do bé sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều.
Đã chứng nhận:
Trang Do Hanh (1 June 2023)