Tải ứng dụng

Tháng thứ 12: Giáo dục lấy con làm trung tâm

Tháng thứ 12: Giáo dục lấy con làm trung tâm

Hoan hô, con của mẹ đã tròn 1 tuổi rồi! 

Phát triển thể chất là sự tăng trưởng rõ ràng nhất của con trong 12 tháng qua. Nhưng từ giờ, bố mẹ sẽ chứng kiến sự phát triển vượt bậc của con về nhận thức và cảm xúc xã hội.

Bố mẹ và bé sẽ như thế nào trong tháng thứ 12?
Bên cạnh sự phát triển thể chất dễ dàng nhìn thấy được, ví dụ biết đi, biết chơi đồ chơi, giờ đây con của mẹ bắt đầu phát triển bên trong nhiều hơn. Bố mẹ sẽ thấy con của mẹ phát triển niềm đam mê vui chơi, chẳng hạn đặt các đồ vật có kích thước khác nhau vào hộp đựng hoặc tìm kiếm các món đồ bị giấu đi. Con có thể khám phá một món đồ chơi bằng cách chơi với món đồ ấy nhiều lần hoặc chơi theo nhiều cách khác nhau.

con của mẹ có thể thích tạo ra âm thanh hoặc các hoạt động tương tác cùng bố mẹ, như trò chơi cho – nhận hoặc trốn tìm. Chơi cùng bố mẹ là niềm yêu thích mới của con của mẹ , ví dụ con thích gõ các dụng cụ nấu ăn vào với nhau. Con thậm chí sẽ cười sảng khoái trước một động tác ngớ ngẩn của bố mẹ.

Mặc dù vậy, giai đoạn này cũng có nhiều thách thức. Bố mẹ cần thảo luận với nhau để lựa chọn phương pháp nuôi dạy con phù hợp khi con sắp bước sang độ tuổi tập đi. Hãy nhớ rằng, không có phương pháp nuôi dạy nào là tốt nhất vì mỗi gia đình sẽ có hoàn cảnh khác nhau. Cách tốt nhất là tập trung toàn diện vào sức khỏe và hạnh phúc lâu dài của con.

Phương pháp giáo dục toàn diện là gì?
Giáo dục toàn diện là phương pháp nuôi dạy con trên nhiều khía cạnh cùng lúc: tinh thần, cảm xúc, thể chất và nhận thức. Phương pháp này ra đời vì có nhiều khía cạnh tiềm năng của con người mà các học giả không thể đo lường được. Bên cạnh trí tò mò và trí thông minh, con cần phát triển khả năng sáng tạo, niềm đam mê, sự kiên cường, trực giác, lòng tự tin, bao dung, chánh niệm, khiếu hài hước và nhiều đức tính quan trọng khác.

Hỗ trợ con phát triển toàn diện ngay tại nhà

Bao dung với những cảm xúc tiêu cực của con: Dạy con của mẹ nhận thức về cảm xúc là bước quan trọng đầu tiên để con kiểm soát được cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống sau này. Ví dụ, khi tới giờ ăn và bố mẹ muốn cất món đồ chơi yêu thích của con của mẹ , hãy nói trước với con để con chuẩn bị tinh thần. Khi con của mẹ khóc, hãy ôm con và giải thích nhẹ nhàng để con biết rằng bố mẹ thấu hiểu cảm xúc của con. Sau đó, khéo léo hướng sự chú ý của con sang chủ đề khác. Cho con của mẹ thời gian chuẩn bị và dạy con các từ diễn tả cảm xúc để con không bị cảm xúc lấn át và có thể suy luận logic hơn.

Là bố mẹ, chúng ta có nhiệm vụ hỗ trợ con. Hãy bao dung với những cảm xúc tiêu cực của con khi con chưa có đủ vốn từ để diễn tả cảm xúc của bản thân. Đồng thời bố mẹ nên đặt ra giới hạn và ranh giới phù hợp với từng lứa tuổi để hạn chế những mâu thuẫn không đáng có. Khi con khóc vì không được chơi với dao sắc, hãy nói với con rằng bố mẹ biết con đang khó chịu, sau đó ôm lấy con. Bằng cách này, con hiểu bố mẹ biết con đang cảm thấy thế nào dù đòi hỏi của con không được chấp nhận.

Bên cạnh đó, bố mẹ hãy trở thành tấm gương cho con – hình mẫu mà bố mẹ muốn con trở thành. Nếu bố mẹ dễ nổi giận hoặc khi bố mẹ tranh cãi với nhau, hãy đảm bảo con của mẹ không bị ảnh hưởng bởi điều đó.

Hãy tôn trọng con của mẹ : Tôn trọng con người thật và những mong muốn của con là một phần không thể thiếu trong giáo dục toàn diện. Bởi lẽ con có thể có những cảm xúc, đam mê và quan điểm khác với bố mẹ.

Thông qua việc quan sát tỉ mỉ, bố mẹ có thể hiểu được tính cách của con của mẹ và tạo ra môi trường phù hợp để con bộc lộ sở thích, đam mê nội tại. Ví dụ, bố mẹ thấy con dễ cáu kỉnh nếu môi trường xung quanh quá đỗi náo nhiệt, thay vào đó, con thích không gian yên tĩnh hơn, thì bố mẹ nên tôn trọng con và đừng ép con phải hòa đồng hơn. Tương tự như vậy, nếu con không thích một vài món ăn, hãy tôn trọng điều đó vì kén ăn vẫn tốt hơn là biếng ăn. 

Hãy cho phép con buồn chán:
Tương tác với bố mẹ là cách giúp con học hỏi tốt nhất. Tuy nhiên, sẽ có lúc con của mẹ cần không gian riêng và thời gian để học cách ở một mình. Đôi khi chơi một mình hoặc cảm xúc buồn chán giúp con phát huy khả năng sáng tạo vì con phải khám phá, suy nghĩ và tìm cách tự chơi hoặc chơi cùng món đồ chơi quen thuộc. Tiềm năng và khả năng học hỏi khi không có sự hỗ trợ và dẫn dắt sẽ giúp con của mẹ xây dựng lòng tự tin và khả năng tự nhận thức. 

Tầm quan trọng của phương pháp giáo dục toàn diện
Giáo dục toàn diện là thực sự hiểu và chấp nhận sự khác biệt cũng như năng lực của con, bao gồm cả mặt tốt và mặt chưa tốt. Dạy con thấu hiểu chính mình ở mọi mức độ, từ cảm xúc đến nhu cầu sẽ giúp con có được góc nhìn tích cực về bản thân, khả năng đồng cảm cũng như lòng trắc ẩn với người khác. Khi bố mẹ cho con không gian và thời gian để phát triển, con sẽ hiểu cách thế giới vận hành, cách con hòa nhập và trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.

Tải ứng dụngỨng dụng theo dõi thai kỳ hàng ngày & Nuôi dạy con

Ứng dụng theo dõi thai kỳ hàng ngày & Nuôi dạy con

Xếp hạng 4.9 sao từ hơn 10.000 bài đánh giá

Xếp hạng 4.9 sao từ hơn 10.000 bài đánh giá