Baby Blues và trầm cảm sau sinh
Dấu hiệu mang thai
Sự ra đời của một em bé có thể kích hoạt nhiều cảm xúc mạnh mẽ, từ phấn khích, hạnh phúc tới sợ hãi, thậm chí dẫn đến trầm cảm. Mức độ trầm cảm có thể được chẩn đoán từ nhẹ và ngắn hạn (thường được gọi là baby blues) đến nặng và kéo dài, chẳng hạn như trầm cảm sau sinh và rối loạn tâm thần sau sinh.
Baby Blues
Hầu hết các mẹ đều trải qua tình trạng “baby blues” sau khi em bé chào đời. Tình trạng này thường bắt đầu trong vòng 2 – 3 ngày sau sinh và kéo dài khoảng hai tuần. Biểu hiện của baby blues bao gồm:
- Tâm trạng thay đổi thất thường
- Lo lắng
- Buồn bã
- Dễ cáu kỉnh
- Cảm thấy choáng ngợp
- Khóc
- Giảm tập trung
- Có vấn đề về ăn uống
- Khó ngủ
Điều trị baby blues
Nếu thấy mình có dấu hiệu của baby blues thì đây là những việc mẹ có thể làm sau khi ra viện và về nhà với em bé:
- Chia sẻ cảm xúc của mẹ với người thân, bạn bè hoặc bác sĩ
- Tìm kiếm sự giúp đỡ của các chuyên gia chăm sóc sau sinh hoặc nhà trị liệu Yuu Fai
- Gặp gỡ mọi người và tham gia các nhóm hỗ trợ cha mẹ mới hoặc lớp yoga dành cho mẹ và bé
- Dành thời gian cho chồng để duy trì mối quan hệ lành mạnh và trạng thái cảm xúc tích cực cho cả hai vợ chồng
- Dành thời gian cho những hoạt động mà mẹ yêu thích
Trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh là một dạng trầm cảm nghiêm trọng hơn, kéo dài hơn và có thể ảnh hưởng đến khả năng chăm sóc em bé cũng như thực hiện các hoạt động hàng ngày của mẹ. Các triệu chứng của tình trạng này thường xuất hiện và tiến triển trong vài tuần đầu sau sinh, bao gồm:
- Tâm trạng chán nản
- Thay đổi tâm trạng thất thường nghiêm trọng
- Khóc rất nhiều
- Khó gắn kết với em bé
- Xa lánh gia đình và bạn bè
- Mất cảm giác ngon miệng hoặc ăn nhiều hơn bình thường
- Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều
- Cảm thấy kiệt sức hoặc cạn kiệt năng lượng
- Giảm hứng thú với các hoạt động yêu thích trước đây
- Tức giận dữ dội
- Lo sợ mình không phải là người mẹ tốt
- Cảm giác tuyệt vọng, vô dụng, xấu hổ, tội lỗi hoặc bất lực
- Giảm khả năng tập trung, suy nghĩ rõ ràng và đưa ra quyết định
- Bồn chồn
- Lo âu cực độ và có các cơn hoảng loạn
- Có suy nghĩ làm hại bản thân hoặc em bé
- Thường xuyên nghĩ đến cái chết và tự tử
Các ông bố cũng có thể phải trải qua những triệu chứng tương tự như các bà mẹ. Những ông bố có nguy cơ cao mắc trầm cảm sau sinh thường là người trẻ tuổi, đang có hoặc từng có vấn đề về mối quan hệ hoặc tài chính.
Rối loạn tâm thần sau sinh
Rối loạn tâm thần sau sinh là một rối loạn cảm xúc vô cùng nghiêm trọng nhưng hiếm gặp và thường xuất hiện trong tuần đầu sau sinh. Triệu chứng của rối loạn tâm thần sau sinh bao gồm:
- Nhầm lẫn và mất phương hướng
- Suy nghĩ ám ảnh về con
- Ảo giác và hoang tưởng
- Rối loạn giấc ngủ
- Dư thừa năng lượng và kích động quá mức
- Hoang tưởng
- Cố gắng làm hại bản thân hoặc em bé
Khi nào mẹ cần đi khám?
Nếu mẹ có bất kỳ triệu chứng nào của baby blues hoặc trầm cảm sau sinh, hãy liên hệ với bác sĩ và trò chuyện cùng người thân càng sớm càng tốt, đặc biệt khi triệu chứng của mẹ:
- Không cải thiện sau hai tuần
- Ngày càng nghiêm trọng hơn
- Cản trở mẹ chăm sóc em bé
- Cản trở mẹ hoàn thành các hoạt động hàng ngày
- Mẹ có suy nghĩ làm hại bản thân hoặc em bé
- Mẹ có các triệu chứng cảnh báo tình trạng rối loạn tâm thần sau sinh
Đừng ngần ngại yêu cầu trợ giúp và chấp nhận sự hỗ trợ từ mọi người xung quanh, mẹ nhé!