Bỏng và cách xử trí
Sơ cứu
Bỏng khô và bỏng ướt đều có thể gây tổn thương da và được xử trí theo cách tương tự nhau.
Bỏng khô là tình trạng bỏng do nguồn nhiệt khô gây ra, ví dụ bàn là nóng. Trong khi đó, bỏng ướt có nguyên nhân từ chất lỏng nóng, chẳng hạn nước sôi.
Triệu chứng của bỏng
Mức độ đau của bé không phải lúc nào cũng phản ánh chính xác mức độ nghiêm trọng của vết bỏng. Có những vết bỏng nghiêm trọng nhưng ít gây đau nhưng tất cả các vết bỏng đều có thể rất đau và khiến vùng da bị bỏng trở nên:
- Đỏ da
- Bong tróc
- Phồng rộp có mụn nước
- Sưng
- Trắng bợt hoặc cháy xém
Sơ cứu vết bỏng
Dưới đây là những điều mà mẹ có thể thực hiện để sơ cứu cho con khi bị bỏng:
- Đưa con tránh xa nguồn nhiệt gây bỏng ngay lập tức.
- Làm mát vết bỏng bằng nước mát hoặc nước ở nhiệt độ phòng trong 20 phút. Không chườm trực tiếp đá, nước đá hay sử dụng bất kỳ loại kem, chất béo nào (ví dụ: bơ) lên vùng da bị bỏng.
- Cẩn thận cởi bỏ quần áo quanh vùng da bị bỏng, bao gồm cả tã của con. Không gỡ những phần vải bị dính vào da.
- Không chà xát vùng da bị bỏng.
- Che phủ vết bỏng bằng băng gạc vô trùng hoặc màng bọc thực phẩm.
- Nếu mặt con bị bỏng, hãy giữ bé ở tư thế ngồi lâu nhất có thể để giảm sưng.
- Mẹ có thể cho bé uống paracetamol để giảm đau.
Khi nào cần đến bệnh viện?
Các vết bỏng nhẹ có thể được điều trị tại nhà. Nhưng nếu con bị bỏng nặng, chẳng hạn vết bỏng tạo thành mụn nước, mẹ nên đưa con đi khám. Mẹ cũng cần đưa con tới bệnh viện ngay lập tức nếu:
- Con bị bỏng hóa chất hoặc bỏng điện.
- Vết bỏng sâu hoặc lớn hơn bàn tay.
- Vết bỏng khiến da trắng bợt hoặc cháy xém.
- Bỏng ở mặt, bàn tay, cánh tay, chân, bàn chân hoặc bộ phận sinh dục.
- Vết bỏng phồng rộp thành mụn nước
Đã chứng nhận:
Trang Do Hanh (1 December 2024)