Tải ứng dụng

Chảy máu cam

Sức khỏe của bé

Chảy máu cam

Chảy máu cam xảy ra khi một mạch máu nhỏ trong niêm mạc mũi bị tổn thương. Tình trạng này rất phổ biến do niêm mạc mũi của bé nhạy cảm và các mạch máu nhỏ nằm ngay dưới da, dễ bị tổn thương.

Khi nào máu cam ngừng chảy?
Chảy máu cam thường diễn ra trong thời gian ngắn và ngừng lại trong vòng 10 phút khi bé được sơ cứu tại nhà.

Mặc dù lượng máu trông có vẻ nhiều, đặc biệt khi thấm đầy khăn giấy, nhưng hiếm khi bé bị mất máu đến mức xảy ra các vấn đề nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây chảy máu cam
Chảy máu cam thường do bé ngoáy mũi, xì mũi quá mạnh hoặc mũi của con bị va chạm khi chơi đùa. Các nguyên nhân khác gây chảy máu bao gồm:

Sơ cứu khi chảy máu cam
Chảy máu cam thường không đau, nhưng bé có thể hoảng sợ khi nhìn hoặc nếm được vị máu. Do đó, mẹ nên cố gắng trấn an bé, vì khóc và căng thẳng có thể khiến tình trạng chảy máu trở nên nghiêm trọng hơn. Tiếp theo, mẹ hãy sơ cứu theo các bước dưới đây:

  1. Đặt bé ngồi thẳng ở tư thế thoải mái và hơi cúi người về phía trước.
  2. Bóp phần mềm, bên dưới sống mũi, ép hai lỗ mũi lại bằng các ngón tay (các bé lớn có thể tự làm điều này). Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 10 phút.
  3. Không thả ngón tay ra để kiểm tra máu đã ngừng chảy chưa. Máu cần thời gian để đông lại. Vừa ép mũi cầm máu vừa đọc sách cho bé là một cách để phân tán sự chú ý của. Đảm bảo giữ ít nhất 10 phút.
  4. Sau 10 phút, thả ngón tay ra và kiểm tra xem máu đã ngừng chảy chưa. Nếu máu vẫn chảy, ép mũi cầm máu thêm 10 phút nữa.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể thử những cách dưới đây:

Khi nào cần đưa bé đi khám?
Nếu sau khi sơ cứu mà máu vẫn chảy, hãy đưa bé đến bệnh viện gần nhất. Bác sĩ sẽ dùng đèn soi để xác định mạch máu mũi bị tổn thương. Bên cạnh đó, nếu bé bị chảy máu cam nghiêm trọng, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức và cố gắng cầm máu trên đường đi. Mẹ cũng nên đưa bé đi khám nếu bé bị chảy máu cam thường xuyên trong vài tuần hoặc chảy máu cam kèm theo da bị bầm tím, da nhợt nhạt hoặc có trong gia đình có người bị rối loạn đông máu.

Chăm sóc bé tại nhà sau khi chảy máu cam
Cho bé nghỉ ngơi vài giờ nếu tình trạng chảy máu không nghiêm trọng.

Phòng tránh chảy máu cam
Nếu mũi của bé bị khô và nứt nẻ, hãy thoa gel hoặc thuốc mỡ gốc dầu (ví dụ: Vaseline) vào lỗ mũi, khoảng hai lần/ ngày trong một tuần. Mẹ có thể sử dụng tăm bông hoặc ngón tay và nhẹ nhàng thoa vào bên trong mũi. Tuy nhiên, không nên thực hiện phương pháp này nếu bé không hợp tác hoặc không thể ngồi yên vì có thể làm tổn thương mũi thêm.

Đã chứng nhận:

Trang Do Hanh (1 December 2024)

Nguồn:

Tải ứng dụngỨng dụng theo dõi thai kỳ hàng ngày & Nuôi dạy con

Ứng dụng theo dõi thai kỳ hàng ngày & Nuôi dạy con

Xếp hạng 4.9 sao từ hơn 10.000 bài đánh giá

Xếp hạng 4.9 sao từ hơn 10.000 bài đánh giá