Tải ứng dụng

Mệt mỏi, kiệt sức và cạn kiệt năng lượng

Dấu hiệu mang thai

Mệt mỏi, kiệt sức và cạn kiệt năng lượng

Cảm giác mệt mỏi, kiệt sức khi mang thai vô cùng phổ biến, đặc biệt trong 12 tuần đầu của thai kỳ.

Giấc ngủ và mệt mỏi
Sự thay đổi hormone trong 12 tuần đầu thai kỳ có thể khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn và tâm trạng lên xuống thất thường. Mẹ nên nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, ngồi kê cao chân vào ban ngày và nhận sự giúp đỡ từ đồng nghiệp, gia đình. Mặc dù cảm giác mệt mỏi có thể khiến mẹ cảm thấy chán nản, nhưng mẹ đừng lơ là chăm sóc sức khỏe thể chất của mình. Hãy duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh, nghỉ ngơi đầy đủ và ngủ đủ giấc.

Trong những tuần tiếp theo, cân nặng tăng lên có thể khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi và chiếc bụng bầu ngày càng lớn cũng khiến mẹ khó có được một giấc ngủ ngon. Mẹ thường khó tìm được tư thế nằm thoải mái, rồi khi đã nằm thoải mái hơn thì lại phải thức dậy để đi vệ sinh.

Mệt mỏi không gây hại cho mẹ và bé, nhưng có thể khiến cuộc sống của mẹ khó khăn hơn, đặc biệt trước khi mẹ thông báo tin vui với mọi người. 

Những giấc mơ kỳ lạ
Một số mẹ bầu có những giấc mơ kỳ lạ hoặc gặp ác mộng liên quan đến em bé, quá trình chuyển dạ hoặc sinh con. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Mẹ hãy tâm sự với bố hoặc bác sĩ, nữ hộ sinh để được giúp đỡ. Hãy nhớ rằng mơ thấy điều gì đó không có nghĩa là nó sẽ xảy ra. Bên cạnh đó, các kỹ thuật thư giãn và hít thở cũng hữu ích trong việc giúp mẹ giảm bớt lo âu.

Tư thế ngủ
Nằm ngửa kể từ sau tuần thứ 16 của thai kỳ có thể khiến mẹ cảm thấy khó chịu. Tư thế này khiến tử cung đè ép vào một trong những mạch máu lớn của cơ thể, dẫn đến cảm giác chóng mặt.

Nằm nghiêng có thể giúp mẹ cảm thấy thoải mái hơn. Mẹ có thể kê gối dưới bụng hoặc giữa hai đầu gối. Càng về cuối thai kỳ, bụng bầu của mẹ càng to nặng hơn. Lúc này, mẹ có thể ngủ trong tư thế ngồi dựa lưng. Tư thế này cũng giúp giảm bớt chứng ợ nóng trong thai kỳ.

Cải thiện chứng mất ngủ khi mang thai
Đừng quá lo lắng nếu mẹ bị mất ngủ vì tình trạng này không gây hại cho bé. Nếu có thể, mẹ hãy chợp mắt một lúc vào ban ngày và đi ngủ sớm vào buổi tối. Tránh uống trà, cà phê hoặc nước ngọt có ga vào buổi tối vì caffeine có thể khiến mẹ khó ngủ hơn. 

Thư giãn tinh thần trước khi đi ngủ sẽ giúp mẹ không bị tỉnh giấc vào ban đêm. Mẹ có thể thử các kỹ thuật thư giãn được hướng dẫn tại lớp học tiền sản hoặc sử dụng băng ghi âm thư giãn, đĩa CD, DVD.

Mẹ có thể tham gia lớp yoga tiền sản hoặc pilates cho bà bầu. Hãy chắc chắn rằng giảng viên biết mẹ đang mang thai để hướng dẫn mẹ các bài tập phù hợp. Tập thể dục sẽ giúp mẹ cảm thấy bớt mệt mỏi, vì vậy hãy cố gắng đi bộ nhẹ nhàng vào giờ ăn trưa hoặc bơi và vòng vào ban ngày. Nếu tình trạng thiếu ngủ vẫn khiến mẹ muộn phiền, đừng ngần ngại tâm sự với bố, bạn bè, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của mẹ.

Tại sao mang thai gây mất ngủ?
Đôi khi, mất ngủ đi kèm với các triệu chứng khác có thể là dấu hiệu của trầm cảm. Nếu mẹ có bất kỳ triệu chứng nào của trầm cảm, chẳng hạn cảm thấy tuyệt vọng, không còn hứng thú với những hoạt động mẹ từng yêu thích, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.

Đã chứng nhận:

Trang Do Hanh (1 June 2023)

Nguồn:

Tải ứng dụngỨng dụng theo dõi thai kỳ hàng ngày & Nuôi dạy con

Ứng dụng theo dõi thai kỳ hàng ngày & Nuôi dạy con

Xếp hạng 4.9 sao từ hơn 10.000 bài đánh giá

Xếp hạng 4.9 sao từ hơn 10.000 bài đánh giá