Tải ứng dụng

Nuôi dưỡng con của mẹ từ 1 – 2 tuổi

Cho bé ăn

Nuôi dưỡng con của mẹ  từ 1 – 2 tuổi

Ở độ tuổi này, con của mẹ đang tiến gần đến giai đoạn có thể ăn các món ăn của người lớn. Điều này có nghĩa là mẹ và các thành viên trong gia đình sẽ trở thành hình mẫu quan trọng để con thiết lập thói quen ăn uống lành mạnh.

Nên cho bé ăn những thực phẩm nào?
Hãy cho bé ăn các loại thực phẩm có hương vị và kết cấu đa dạng. Tăng cường hoa quả, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và các loại thực phẩm giàu protein vào chế độ ăn của con của mẹ . Vì dạ dày của con còn nhỏ và nhanh no, hãy đảm bảo lựa chọn thực phẩm đầy đủ dinh dưỡng. Cho bé ăn thực phẩm giàu sắt giúp bé tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ thiếu sắt.

Vì sao sắt quan trọng với con?
Thiếu sắt ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến thiếu máu, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần và hành vi của con. Vì vậy, mẹ nên cho bé ăn các loại thực phẩm giàu sắt như thịt, cá, gia cầm, ngũ cốc tăng cường sắt, trứng, đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu khô, đậu hũ trong bữa ăn hàng ngày. Những thực phẩm này không chỉ ngăn ngừa thiếu sắt mà còn giúp cơ thể con của mẹ khỏe mạnh và hỗ trợ não bộ của con phát triển. Ngoài ra, nên giới hạn lượng sữa của bé xuống còn 500 ml một ngày.

Sữa trong chế độ ăn
Sữa là nguồn cung cấp vitamin D và canxi dồi dào để xây dựng xương chắc khỏe. Do đó, sữa là thực phẩm không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của bé. Với các bé dưới 2 tuổi, sữa còn quan trọng vì chứa các chất béo cần thiết cho sự phát triển thể chất và trí não.

Sữa bò nguyên chất là nguồn vitamin D và canxi tốt cho trẻ nhỏ. Mẹ nên cho bé uống 500ml sữa bò nguyên kem tiệt trùng mỗi ngày. Khi bé trên 2 tuổi, mẹ có thể chuyển sang sữa ít béo như sữa tách béo (1% hoặc 2%) hoặc sữa không béo, nếu con thừa cân hoặc người thân trong gia đình có tiền sử béo phì và tăng cholesterol máu. 

Nếu con từ chối sữa bò, mẹ có thể cho con uống sữa dê hoặc trộn sữa bò với sữa mẹ/ sữa công thức rồi điều chỉnh dần dần tỷ lệ đến khi con quen với thức uống 100% sữa bò.

Những thực phẩm cần tránh
Không nên cho bé ăn các loại thực phẩm dễ gây hóc nghẹn như bỏng ngô, kẹo cứng, xúc xích, nho nguyên trái, các loại hạt, nho khô và rau củ sống. Ở độ tuổi này, bé đang làm quen với nhiều thực phẩm khác nhau. Vì vậy, mẹ hãy để ý đến các dấu hiệu dị ứng khi cho con ăn một món ăn mới. Các bé mới biết đi có nguy cơ dị ứng thực phẩm cao hơn nếu người thân trong gia đình có tiền sử dị ứng, chẳng hạn hen suyễn hoặc viêm da cơ địa. Ngoài ra, nên tránh cho bé ăn thực phẩm chế biến sẵn, đồ ngọt và thực phẩm quá mặn.

Nên cho bé ăn bao nhiêu?
Mỗi bé có nhu cầu ăn uống khác nhau, tùy theo độ tuổi, mức độ hoạt động, tốc độ tăng trưởng và cảm giác thèm ăn. Tình trạng sức khỏe, tâm trạng, loại thức ăn và thời gian trong ngày cũng ảnh hưởng đến khẩu vị của bé. Mẹ nên cho bé ăn ba bữa chính và hai hoặc ba bữa phụ mỗi ngày.

Đừng ép con của mẹ ăn khi con không đói. Hãy cho phép bé phản hồi theo đúng tín hiệu no, đói của cơ thể. Mặt khác, không nên cho bé ăn cả ngày. Mẹ nên xây dựng lịch trình ăn uống đều đặn để con làm quen.

Nếu mẹ lo lắng về lượng thức ăn con cần ăn hoặc đang ăn, đừng ngần ngại tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Tải ứng dụngỨng dụng theo dõi thai kỳ hàng ngày & Nuôi dạy con

Ứng dụng theo dõi thai kỳ hàng ngày & Nuôi dạy con

Xếp hạng 4.9 sao từ hơn 10.000 bài đánh giá

Xếp hạng 4.9 sao từ hơn 10.000 bài đánh giá