Rau củ
Thực phẩm cho bé

Rau củ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và tăng trưởng của {{NAME}}. Rau củ là nguồn cung cấp chất xơ, folate, vitamin A, vitamin C, kali và magie, những chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì sức khỏe tốt.
Các loại rau củ tốt cho trẻ em
Rau củ chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất khác nhau, vì vậy bé nên ăn đa dạng nhiều loại rau củ. Các loại rau củ tốt bao gồm:
- Bắp cải
- Cà rốt
- Cần tây
- Măng tây
- Súp lơ xanh
- Rau chân vịt
- Củ cải đỏ
- Bí xanh
- Súp lơ trắng
- Khoai lang
- Củ cải trắng
- Cải xoăn
- Bí ngô
- Rau xà lách
- Hành tây
- Khoai tây
- Ngô bao tử
- Bí ngòi
- Đậu que
- Ớt xanh
- Mướp
- Cải thìa
- Rau muống
- Đậu bắp
- Húng quế
- Hẹ
Để tránh nguy cơ hóc nghẹn, mẹ nên cắt rau thành lát mỏng và nấu chín trước khi cho bé ăn. Trẻ nhỏ không nên ăn rau sống.
Lượng rau khuyến nghị phù hợp với độ tuổi
Tùy theo độ tuổi, lượng rau củ mà bé nên ăn hàng ngày như sau:
- 1 – 3 tuổi: 1 – 1,5 cốc
- 4 – 8 tuổi: 1,5 – 2,5 cốc
- 9 – 13 tuổi: 1,5 – 3 cốc
Lợi ích sức khỏe của rau củ
- Sức khỏe trí não: Các loại rau như cải xoăn và súp lơ xanh giúp não bộ hoạt động tốt hơn nhờ chứa các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin K, folate, lutein và beta-carotene.
- Phòng bệnh: Ăn rau đều đặn giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư và tim mạch.
- Sức khỏe đường ruột: Rau củ cung cấp chất xơ hòa tan, chẳng hạn pectin và inulin, rất quan trọng với sức khỏe đường ruột. Chất xơ trong rau củ giúp bổ sung dinh dưỡng vào chế độ ăn và hỗ trợ nhu động ruột, từ đó ngăn ngừa táo bón và thúc đẩy sức khỏe đường ruột. Đường ruột khỏe mạnh sẽ giúp bé hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng.
- Năng lượng: Một số loại rau củ chứa đường tự nhiên như fructose và glucose, là lựa chọn thay thế lành mạnh cho các thực phẩm chứa nhiều đường chế biến như kẹo.
- Sức khỏe xương: Ngoài cung cấp kali, rau củ còn chứa các vitamin, khoáng chất, và chất chống oxy hóa quan trọng, giúp duy trì hệ xương khỏe mạnh.
- Tăng cường miễn dịch: Rau củ cung cấp các hợp chất sinh học quan trọng, bao gồm vitamin và khoáng chất, giúp cơ thể chống lại stress oxy hóa và tăng cường hệ miễn dịch.
Mẹo giúp bé ăn rau
- Cho bé làm quen từ từ với lượng nhỏ: Hãy giới thiệu rau củ cho bé một cách dần dần với khẩu phần nhỏ. Trong những lần đầu, bé có thể từ chối ăn, nhưng theo thời gian, con sẽ quen dần. Mẹ có thể cắt rau củ thành những hình thù bắt mắt và thành từng miếng nhỏ để bé dễ cầm nắm.
- Đừng cho bé ăn cùng một loại rau củ mỗi ngày. Một số bé ghét cải kale nhưng lại thích cà rốt luộc mềm.
- Không ép {{NAME}} ăn rau. Điều này có thể phản tác dụng và khiến bé mất hứng thú hoàn toàn với món ăn
- Chế biến sáng tạo rau củ. Ví dụ, mẹ hãy thử chế biến rau củ với phô mai rắc lên trên.
- Cho {{NAME}} cơ hội lựa chọn loại rau mà con muốn ăn. Khi con lớn hơn, mẹ có thể cho bé đi chợ cùng.
- Hãy làm gương tốt cho con. Bố mẹ nên ăn nhiều loại rau củ trong bữa ăn gia đình và đừng nói không với bất kỳ loại rau củ nào trước mặt {{NAME}}.
- Nếu có không gian, hãy trồng rau củ cùng con. Điều này sẽ tăng sự hứng thú của con với rau củ.
Đã chứng nhận:
Trang Do Hanh (1 December 2024)