Tuần thai kỳ thứ 37
Cập nhật thông tin thai kỳ hàng tuần
Các cơ quan của con của mẹ đã hoàn thiện để có thể duy trì sự sống bên ngoài cơ thể mẹ. Trong khi đó, mẹ có thể bắt đầu thấy dịch tiết âm đạo có lẫn máu.
Sự phát triển của con của mẹ
Ở giai đoạn này, con của mẹ nặng khoảng 2,6 kg và dài khoảng 48cm – kích thước bằng một quả sầu riêng. Bé lúc này được coi là gần đủ tháng do bé đã trưởng thành đủ để duy trì sự sống sau sinh. Bây giờ chỉ còn tùy thuộc vào khi nào bé muốn chào đời.
Sẵn sàng để thở: Phổi đã sẵn sàng để hít thở không khí vì con của mẹ tiếp tục tập thở trong nước ối.
Tư thế: Đã sẵn sàng ở tư thế xoay đầu xuống, con của mẹ có thể bắt đầu đi vào vùng chậu của mẹ.
Phản xạ cầm nắm: con của mẹ đã phát triển các phản xạ mạnh mẽ, bao gồm cả phản xạ cầm nắm. Vì vậy, bé yêu của mẹ sẽ dễ dàng cầm nắm bất kỳ đồ vật nào trong bàn tay.
Hormone tuyến giáp: Thyroxine, một loại hormone giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất và phát triển trí não của con của mẹ , hiện đã đạt đến mức độ trưởng thành.
Phân su: Ruột của con của mẹ hiện chứa phân su, phân đầu tiên của bé có màu xanh đậm và sẽ thải ra ngoài trong vòng 24 giờ sau sinh.
Sự thay đổi của mẹ
Quá trình chuyển dạ đến rất nhanh, cổ tử cung của mẹ đã có thể bắt đầu mỏng hơn và mở ra, nhưng mẹ cũng không thể cảm nhận được nó. Trong lần hẹn khám tiếp theo, bác sĩ sẽ kiểm tra tử cung của mẹ để xác định độ mỏng để dự đoán thời điểm bắt đầu chuyển dạ.
Tiết dịch nhầy: Khi cổ tử cung mỏng đi, mẹ có thể bắt đầu nhận thấy dịch tiết nhầy từ âm đạo có lẫn máu, cho thấy các mạch máu ở cổ tử cung bị vỡ khi cơ thể mẹ đang chuẩn bị chuyển dạ.
Những việc mẹ có thể làm
Mẹ có thể bắt đầu lập kế hoạch việc cho con bú vú và bú bình, đồng thời mua các thiết bị và dụng cụ cần thiết để hỗ trợ mẹ.
Trữ sữa mẹ trong bình: Sữa mẹ không tốn kém và đầy đủ dinh dưỡng tối ưu mà con của mẹ cần. Sữa mẹ chứa các kháng thể bảo vệ bé khỏi dị ứng và bệnh tật mà sữa công thức không có. Nếu mẹ không thể cho con bú vú mẹ thường xuyên, mẹ có thể cân nhắc hút sữa mẹ và trữ trong tủ cấp đông và sau đó cho con của mẹ bú bình dần.
Các vấn đề khi cho con bú vú: Nếu mẹ gặp bất cứ vấn đề gì khi cho con bú vú, mẹ nên nhờ đến sự trợ giúp của nữ hộ sinh, bác sĩ hoặc chuyên gia về nuôi con bằng sữa mẹ càng sớm càng tốt.
Xin vui lòng xác nhận
Chúng tôi cố gắng đưa ra những thông tin cập nhật chính xác nhất có thể, cho dù có những tiến bộ vượt bậc trong hơn 100 năm qua, nhưng vẫn còn nhiều điều bí ẩn về thai sản và sự phát triển của thai nhi. Do đó chúng tôi xin nhắc bạn lưu ý rằng thông tin được trình bày có thể không chính xác để áp dụng cho từng thai kỳ hoặc trẻ em.
Đã chứng nhận:
Bao Tri Tran (1 June 2023)
Nguồn:
- 37 Weeks Pregnant - The Endowment of Human Development
- Pregnancy Week 37 - American Pregnancy Association
- Breast-Feeding vs. Formula-Feeding: What's Best?, Mayo Clinic
- Benefits of Breastfeeding, NHS
- 37 Weeks Pregnant - Breastfeeding Problems, National Health Service
- 37 Weeks Pregnant - Failure to pass meconium: Diagnosis neonatal intestinal obstruction
- Pregnancy 37 to 40 weeks
- 37 Weeks Pregnant - Fetal development: The 3rd trimester - Mayo Clinic
- Fetal development: The 3rd trimester, Mayo Clinic